Mô hình chăn nuôi dê hiệu quả nông dân ấp Cống xã Phú Phụng

Dựa vào lợi thế dễ nuôi, dễ tiêu thụ, nguồn thức ăn đơn giản,....nông dân ở ấp Cống xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách đã và đang phát triển mạnh mô hình chăn nuôi dê. Từ con số một hai hộ ban đầu đến nay tăng lên khoảng 15 hộ tham gia. Bởi lẽ theo họ đây là một trong những nghề có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với những nông hộ tận dụng thời gian nhàn rỗi để phát triển kinh tế tại địa phương.

Người có thâm niên trong nghề chăn nuôi dê tại ấp Cống xã Phú Phụng trước tiên phải nói đến hộ anh Phan Văn Phi (hay còn gọi là Phi Dê). Trước đây gia đình anh thuộc hộ khó khăn trong ấp, nhà có đất sản xuất nhưng khổ nổi không biết phải trồng loại cây ăn trái nào để có thu nhập cao, suy đi tính lại anh thấy con dê vốn phù hợp với điều kiện đất đai và hoàn cảnh kinh tế của gia đình nên quyết chọn mô hình nuôi dễ để phát triển.

Thời gian đầu do khó khăn về kinh tế, anh Phi nhận dê nái về nuôi đẻ, sau vài năm anh có được 06 con dê của riêng mình. Hàng ngày ngoài chăm sóc vườn cây ăn trái tận dụng thời gian rỗi anh cắt cỏ chăn nuôi dê, những năm 95 thị trường dê giống lẫn dê thịt bấp bênh nhưng anh Phi không nản chí mà vẫn gắn bó với nó. Anh Phi cho biết dù thị trường không ổn định nhưng người nuôi dê cũng không bị lỗ vì nguồn thức ăn của nó vốn là cỏ, lá cây, người nuôi chỉ tốn công, bỏ công ra chăm sóc một năm cũng kiếm được vài triệu đồng.

 
 Nông dân Nguyễn Văn Ẩn
với mô hình chăn nuôi dê hiệu quả

 

Sau vài năm thị trường dê giống bắt đầu ổn định, nông dân ở các nơi trở lại với mô hình nuôi dê từ đó nhu cầu về con giống được người nuôi chọn lựa kỹ. Để đáp ứng nhu cầu thị trường giống dê đầu tiên được anh Phi chọn nuôi là dê Bách Thảo lai dê Cỏ, sau đó dê Bách Thảo lai dê Hòa Lan và hiện nay là giống dê Bách Thảo lai dê Bo. Anh phi cho biết: “Dê Bo vốn có rất nhiều ưu điểm: nuôi con nhanh lớn, sữa nhiều, thời gian nhân giống nhanh, 2 năm 3 lứa và thức ăn đơn giản ngoài cỏ, trái cây,dê còn ăn được thức ăn... Vì thế giống dê này được nông dân đầu tư lựa chọn và thị trường đang sốt giá. Trung bình một ký lô gam dê thịt có giá 100-105 ngàn đồng/kg, một cặp dê giống vừa dứt sữa mẹ có giá khoảng 4 triệu đồng/cặp và một con dê nái đẻ hai mùa có giá từ 10 đến 15 triệu đồng/con”. Hiện tại trong 2 dãy chuồng, tổng đàn dê của anh Phi lên đến 40 con, trong đó hơn 30 dê con chuẩn bị phá bầy, 04 dê nái và 02 con dê đực giống. Trung bình một năm anh Phi xuất bán ra thị trường khoảng 50 con dê con và dê thịt, mang lại lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/năm.

Anh Phi chia sẻ: “So với việc nuôi gà, nuôi heo, tôi thấy nuôi dê đơn giản hơn, dê rất dễ chăm sóc, nguồn thức ăn dồi dào, lá cây, rau cỏ đều có thể sử dụng được. Theo tôi để chăm sóc dê tốt, không kén chọn thức ăn trung bình một ngày cho dê ăn 03 lần, sáng - trưa - chiều, đặc biệt vào buổi chiều khoảng 5 giờ cho dê uống thêm nước muối pha loãng. Riêng về chuồng trại cũng rất quan trọng, điều kiện xây chuồng trại phải thoáng mát, đủ ánh sáng và cao ráo, sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và tránh được gió mùa đông.”

Những kinh nghiệm nêu trên đã giúp cho anh Phi thành công trong mô hình chăn nuôi dê từ một hộ khó khăn vươn lên khá giả.

Sau thành công của anh Phan Văn Phi đối với mô hình chăn nuôi dê hiệu quả, nông dân ở ấp Cống xã Phú Phụng tiếp tục nhân rộng và phát triển mô hình này. Từ con số một hai hộ ban đầu đến nay tăng lên khoảng 15 hộ tham gia, tổng đàn dê ước hơn 300 con, trong đó hộ nuôi ít nhất 3- 5 con và nhiều nhất vài chục con/hộ. Quan trọng mô hình chăn nuôi dê tại ấp Cống xã Phú phụng không chỉ dừng lại ở những thanh niên mà những nông dân lớn tuổi như hộ ông Nguyễn Văn Ẩn cũng tích cực tham gia.

Ông Ẩn đến với mô hình chăn nuôi dê đến nay được 02 năm, với số tiền dành dụm trong tuổi già ông mua 01 con dê nái (dê Bo) và 02 con dê con về nuôi, sau 04 tháng dê con phá bầy ông bán được 7,5 triệu đồng và tiếp tục mua thêm một con nái về để giống. Sau 02 năm nhân giống, đàn dê của ông Ẩn hiện có 05 con, trong đó 02 con nái chuẩn bị sanh con và 03 con dê con chuẩn bị phá bầy.

Ông Ẩn cho biết: “Từ nguồn vốn ban đầu bỏ ra 9 triệu đồng, sau 02 năm  nhân giống đàn dê, tôi có trong tay vài chục triệu đồng, tôi thấy nghề này khá đơn giản. Tuy nhiên về thức ăn, muốn cho dê phát triển nhanh, sức khỏe tốt, hạn chế bệnh ký sinh trùng về đường tiêu hóa nguồn thức ăn là rất quan trọng, khi cho dê ăn, nên phân cử, tránh để thức ăn dư thừa, hôi thiu, ẩm mốc và không cho ăn các loại cỏ nhiễm sâu bệnh, vì thế với 04 công đất vườn sẵn có tôi đã trồng xen cỏ voi, cỏ đắng và trồng chuối nuôi dê. Hiện tại nguồn thức ăn khá dồi dào đủ cung cấp cho 5 con dê trong chuồng. Ngoài ra, tận dụng nguồn phân bón của con dê tôi còn chăm sóc cho vườn cây ăn trái của mình xanh tốt. Tôi thấy lợi ích rất nhiều từ con dê. Tôi cũng mong muốn địa phương quan tâm tạo nguồn vốn vay hay thành lập tổ hợp tác để nông dân yên tâm gắn bó với mô hình này, từ đó đời sống nông dân tại ấp Cống nói riêng xã Phú Phụng nói chung sẽ không ngừng phát triển".

Mô hình chăn nuôi dê hiện đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương, trong đó đối tượng hướng tới đa phần là hộ nghèo, ít đất sản xuất. Bỡi lẽ với họ việc chăm sóc con dê khá đơn giản, thời gian nhân giống nhanh, nó sẽ góp phần giúp họ thoát nghèo bền vững./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý