Hiệu quả mô hình sử dụng hệ thống phun tưới tự động

Với ưu điểm, tiết kiệm tối đa năng lượng điện, giảm công lao động, thời gian tưới và phí mua nhiên liệu chạy máy bơm. Thời gian gần đây, nhiều nông dân ở huyện Bình Đại đã mạnh dạng đầu tư hệ thống nước tưới bằng phương pháp phun tự động công nghệ hiện đại vào qui trình sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao.

 

Theo các hộ dân sử dụng hệ thống nước tưới phun tự động thì: để đầu tư hệ thống phun nước tự động có chi phí khá cao, mỗi công đất cần hơn 5 triệu đồng để lắp đặt, tuy nhiên hiệu quả mang lại nhiều và thời gian sử dụng trên 10 năm. Đặc biệt, việc sử dụng hệ thống tưới phun tự động, chỉ cần bật công tắc điện cho mô tưa chạy, sau đó đi kiểm tra hệ thống ống nước, thì có thể tưới cho cả một diện tích lớn, nhỏ bất kể thời gian và có thể điều chỉnh mức độ tưới theo ý muốn. Tùy theo từng loại cây trồng, cách thiết kế diện tích đất trồng mà chiều cao ống phun và số lượng lắp đặt vòi phun tăng, giảm, cao, thấp trên một diện tích đất canh tác.

 

Hệ thống phun tưới tự động trên

cây lài của hộ ông Trần Tấn Thanh

 

Tại hộ ông Nguyễn Tấn Thanh, ở ấp Vinh Huê, xã Vang Quới Đông, với gần 1 công rưỡi đất trồng lài, ông tự lắp đặt hệ thống phun tưới tự động, với tổng kinh phí 10 triệu đồng. Qua học hỏi kinh nghiệm tại huyện Giồng Trôm (Bến Tre), ông Thanh cho biết: việc lắp đặt hệ thống phun tưới tự động khá đơn giản, nguyên liệu dễ mua. Hệ thống gồm: 1 mô tơ điện dùng để bơm nước từ ao lên, 1 trục ống dẫn bằng nhựa lớn đi âm dưới mặt đất với các van đóng, mở và nhiều trục ống nhựa nhỏ rẽ 2 bên theo hình xương cá được gắn các vòi phun tự động, mỗi ống cách nhau khoảng 4m. Do sức ép của nước mà các vòi phun xoay tròn với bán kính 6m. Với diện tích lài của gia đình, ông Thanh lắp đặt 15 ống dẫn lớn và 81 ống phun nhỏ, cách 2 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới khoảng 15 phút. Ngoài ra, với hình thức tưới phun tự động, tia nước phun nhẹ, đều, thẩm thấu sâu váo đất không ảnh hưởng đến nhụy và hoa, giúp cây lài hấp thụ và phát triển tốt, mỗi ngày tiết kiệm được 30% lượng nước, 40% tiền điện, 50% công lao động.

 

Hộ bà Huỳnh Thị Đẹt, ở ấp Bình Phú, xã Thạnh Trị, có 2.000m2 đất trồng rau màu các loại. Trước đây mỗi lần tưới bà phải kéo ống dây qua từng khu đất để tưới nên vừa tốn công lao động vừa mất thời gian mà hiệu quả không cao. Năm 2013, bà đầu tư hơn 20 triệu đồng, thuê nhân công lắp đặt hệ thống tưới nước tự động với 50 vòi phun, nhờ đó bà có thời gian nghỉ ngơi và làm nhiều việc khác, đặc biệt sau mỗi vụ trồng, năng suất rau màu thu hoạch tăng từ 20 đến 30% so với tưới thủ công. 

 

Sự chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp của nông dân Bình Đại đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống và tri thức của người dân, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý