Kỹ thuật trồng và chăm sóc tảo xoắn (Spirulian sp.)

Câu hỏi:

Kính gửi Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bến tre!
Em là một doanh nghiệp nhỏ chuyên cung cấp các loại tảo xoắn tươi tại Miền nam, sản phẩm do công ty Vinataor có trụ sở tại Hà Nội cung cấp. Tuy nhiên, việc vận chuyển tảo xoắn tươi rất khó khăn do phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 0 độ C từ ngoài Hà Nội vào tận Miền Nam, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao khó đến tay người tiêu dùng. Nên nay em có ý định mở rộng và tự sản xuất tảo xoắn tươi ngay trong miền Nam, để giảm giá thành và sản phẩm có thể dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn. Không biết sở có thể tư vấn giúp em về kỹ thuật nuôi trồng tảo xoắn spirulina được không? hoặc sở có thể giới thiệu giúp em những người có am hiểu để em có thể trực tiếp liên hệ được không?
Xin cảm ơn và rất mong sự phản hồi của Sở!
hoadotrang@gmail.com>

Trả lời:

Chào bạn!
Một số thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc tảo xoắn (Spirulian sp.) chia sẽ cùng bạn:

Tảo xoắn thuộc ngành tảo lam, có tên khoa học là Spirulina là nhóm sinh vật phiêu sinh sống tự do trong nước giàu kềm và giàu khoáng chất. Tảo Spirulina rất giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein chiếm tới 56-77% khối lượng chất khô, giàu vitamin, chất khoáng, axit amin và các axit béo thiết yếu nên nó được dùng làm thức ăn, dược phẩm và mỹ phẩm cho con người. Hiện nay, tảo Spirulina có hơn 35 loài được phát hiện, trong đó có 2 loài được nghiên cứu đầu tiên và nhiều nhất là Spirulina geitleri có nguồn gốc Châu Phi và loài Spirulina platensisc có nguồn gốc Nam Mỹ.

 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1.Chuẩn bị bể nuôi tảo
Bạn có thể thiết kế bể bằng thủy tinh theo dạng hình chữ nhật kết hợp với hệ thống sục khí oxy. Kích thước lớn nhỏ của bể tùy thuộc vào quy mô trồng của bạn, nhưng phải đảm bảo bể có chiều cao từ 50-55 cm để mực nước luôn đạt độ sâu là 20 - 30 cm.

 

Đối với các quy mô lớn hơn thì bạn có thể dùng bể bằng composite, xi măng, gạch hoặc plastic xây dựng các bể lớn ngoài trời, ánh sáng tự nhiên với hệ thống mái che và lưới bao xung quanh để ngăn nước mưa và bụi nhưng phải đảm bảo được ánh sáng chiếu vào.

 

2.Môi trường nuôi tảo
Tảo Spirulina có thể nuôi trên nhiều dạng môi trường khác nhau, nhưng khuyến cáo bạn nên nuôi trên môi trường Zarrouk vì đây là môi trường được nuôi phổ biến nhất (bảng kèm theo).

 

Nguồn nước pha dinh dưỡng để nuôi tảo là nước ngọt từ nguồn nước máy và được xử lý bằng chlorine nồng độ 20 ppm và sục khí liên tục trong 24 giờ. Sau đó để lắng trong 24 giờ và kiểm tra hàm lượng chlo tồn dư.

 

Nếu nuôi trong nhà bạn có thể sử dụng ánh sáng bóng đèn huỳnh quang, ánh sáng trắng có công suất 30-60W, cường độ chiếu sáng là 2.500-4.000 lux. Nhiệt độ nuôi tảo 27-32oC (có thể sử dụng nhiệt độ phòng), pH 8-12.

 

3.Chọn giống tảo Spirulina và chăm sóc
Giống tảo nên được chọn mua từ các đơn vị có uy tín, và phù hợp với mục đích sử dụng mình cần ví dụ: làm dược phẩm, mỹ phẩm hay làm thực phẩm.

 

Cấy giống: mật độ tế bào tảo từ 150-300 mg/l hoặc có mật độ quang ban đầu 0,4 OD (bằng máy đo quang phổ). Khuấy liên tục, sục khí oxy và tăng cường độ ánh sáng từ từ ở những ngày đầu.

 

Kiểm tra pH thường xuyên, đảm bảo ở khoảng 10,5, bổ sung lượng dinh dưỡng hằng ngày để bù đắp lượng nước bóc hơi.

 

4.Thu hoạch tảo
Khi sinh khối đạt mức 1,30-1,60 OD hoặc trên 750 mg/l thì thu hoạch và để sinh khối tảo còn lại khoảng 300 mg/l. Thời gian thu hoạch thường từ 10-13 ngày sau cấy. Quá trình nuôi liên tục kéo dài 3-4 tháng thì thu hoạch toàn bộ, làm vệ sinh hồ và nuôi mẻ mới.

 

Trên đây là vài thông tin cơ bản về tảo spirulina chia sẻ cùng bạn!

 

Để có được thông tin chi tiết và cụ thể hơn bạn có thể liên hệ với các đơn vị sau:
- Phòng vi tảo thuộc Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.
- Viện Công nghệ Sinh học và môi trường Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng, Khoa thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

 

Chúc bạn thành công!

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Sở KH&CN Bến Tre có cho đăng ký thực hiện các đề tài khoa học hay không?
• Tình hình ứng dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý môi trường nước ở Bến Tre như thế nào
• Cho biết đậu móng chim tên khoa học là gì, hay còn gọi tên gì?
• Cây bưởi có dấu hiệu xuất hiện các đốm vàng trên lá là bệnh gì?
• Mô hình ủ phân vi sinh (từ nguồn phân bò, dê...) theo phương pháp mới
• Dừa bên em lá và đọt bị quẹo ngang nguyên nhân là bị gì ạ
• Hỏi về viết sáng kiến
• Tư vấn chọn giống dừa
• Trồng chanh chùm bông tím xen bưởi được không?
• Trả lời bạn đọc về đăng ký bảo hộ độc quyền một nhãn hiệu cho một sản phẩm mới
• Bệnh thối đọt trên dừa
• Trả lời bạn đọc - Bệnh trên bưởi da xanh
• Trả lời bạn đọc về mô hình trồng dừa trên đất cát
• Trả lời bạn đọc về xịt thuốc hoặc đặt thuốc trên dừa
• Kích thích ra bông vạn thọ