Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn protein – Phế thải của quá trình chế biến thuỷ sản

Nhằm tận dụng nguồn phế thải của quá trình chế biến thủy sản tại tỉnh để tạo ra sản phẩm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm từ phế thải của các nhà máy chế biến thủy sản, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn protein-phế thải của quá trình chế biến thủy sản”.

 

image
Sản phẩm của đề tài.


 

Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các nội dung như: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học (dạng bột) từ bùn thải trong chế biến cá; Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất phân bón lá bằng phương pháp thủy phân sinh học phụ phẩm chế biến cá (máu, nhớt, thịt dăm,…); Nghiên cứu sản xuất thử phân bón lá sinh học trên thiết bị công suất 100 lít nguyên liệu/mẻ; Nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm trên cây trồng và xây dựng mô hình trình diễn.

 

 image
Họp Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh nghiệm thu đề tài.


 

Trong thời gian 24 tháng, nhóm tác giả đã xác định được hai chế phẩm sinh vật có khả năng khử mùi hôi và phân hủy bùn thải chế biến thủy sản hiệu quả là chế phẩm Bimix và Emina. Từ đó đã xây dựng thành công quy trình xử lý bùn thải chế biến thủy sản sản xuất phân hữu cơ sinh học đạt tiêu chuẩn theo quy định Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón. Đã xác định được máu và nhớt cá được thủy phân tốt với enzyme đơn Alcalase, liều lượng 0,1% trong thời gian 12 giờ, điều kiện nhiệt độ 55-60 độ C, pH=8. Qua đó đã xây dựng được quy trình thủy phân nước thải chế biến cá thành phân bón lá. Ngoài ra, nhóm thực hiện đã thử nghiệm hiệu quả của phân hữu cơ sinh học trên cây rau ăn lá và cây lúa cho năng suất cao.

 

Kết quả đề tài đã đáp ứng mục tiêu, nội dung đề ra nhất là giải quyết được vấn đề môi trường trong việc xử lý bùn thải, máu, nhớt cá từ chế biến cá tra của các nhà máy chế biến thủy sản. Ngoài ra còn tận dụng nguồn phế thải trong quá trình chế biến thủy sản để tạo ra phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hội đồng cũng đề nghị nhóm tác giả chỉnh sửa hình thức, giải thích rõ hơn các phương pháp nghiên cứu, chỉnh sửa biểu bảng, đặc biệt cần nghiên cứu thêm quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh theo Nghị định 108 của Chính phủ về quản lý phân bón.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý