Nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu chế tạo hệ thống thiết bị trong dây chuyền làm bánh phồng phục vụ cho làng nghề Sơn Đốc-Giồng Trôm, Bến Tre”

Ngày 27 tháng 11 năm 2019, Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành tỉnh đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học với chủ đề: “Nghiên cứu chế tạo hệ thống thiết bị trong dây chuyền làm bánh phồng phục vụ cho làng nghề Sơn Đốc-Giồng Trôm, Bến Tre”. Đề tài do TS. Nguyễn Văn Cương, Phó Trưởng Khoa Công nghệ Trường Đại học Cần Thơ và nhóm nghiên cứu thực hiện.

 

image
TS. Lâm Văn Tân, Giám đốc Sở KH&CN-Chủ tịch Hội đồng


Đề tài được thực hiện với mục tiêu: Nghiên cứu thiết kế, cải tiến và chế tạo hệ thống thiết bị máy gồm: máy quết bánh, máy tráng bánh, máy sấy bánh phồng có năng suất thích hợp, phục vụ sản xuất bánh phồng cho làng nghề bánh phồng Sơn Đốc-Giồng Trôm, Bến Tre.

 

 image
Tác giả thuyết trình đề tài

 

Tác giả và nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu tổng quan, khảo sát đánh giá thực trạng quy trình và thiết bị sản xuất bánh phồng Sơn Đốc; phân tích, đánh giá và xác định thành phần của nguyên liệu làm bánh tương ứng với từng công đoạn của quy trình sản xuất; nghiên cứu xây dựng lại quy trình sản xuất, phương án thiết kế, sơ đồ nguyên lý làm việc của thiết bị máy quết, máy tráng bánh và máy sấy bánh phồng đáp ứng năng suất yêu cầu của hộ sản xuất; lắp đặt, khảo nghiệm, đánh giá các thiết bị, máy cho quy trình sản xuất bánh phồng đã được chế tạo; thử nghiệm, hoàn thiện các thiết bị quết bánh, tráng bánh và sấy bánh trong quy trình sản xuất bánh phồng; chuyển giao thiết bị, tổ chức hội thảo và hướng dẫn sử dụng.

 

 image
Máy quết bánh
  
image
Máy tráng bánh
  
image
Sản phẩm sau khi tráng
 
image
Máy sấy bánh



Kết quả nghiên cứu của đề tài: Chế tạo thành công hệ thống thiết bị máy gồm: 01 máy quết bánh năng suất 26-30Kg/mẽ, thời gian 10 phút/mẽ, tương đương 150Kg/giờ;  01 máy tráng bánh năng suất 3.100-3.700 bánh/giờ; 01 máy sấy bánh năng suất 5.000-7.000 bánh/mẽ, thời gian sấy một mẽ là 3-4,5 giờ; đã góp phần cơ giới hóa, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất bánh phồng cho làng nghề bánh phồng Sơn Đốc-Giồng Trôm, Bến Tre.

 

 image
Bánh được sắp xếp bên trong máy sấy


Đề tài đã đạt mục tiêu, nội dung đề ra, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao được Hội đồng nghiệm thu thông qua. Để hoàn thiện hơn, Hội đồng cũng đề nghị nhóm tác giả

 

bổ sung phần đánh giá hiệu quả kinh tế giữa công nghệ mới và công nghệ cũ, bổ sung bản vẽ theo bảng thiết kế mới; các tài liệu hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn, bảo hành và bảo trì thiết bị.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý