Nghiệm thu dự án: Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam

Ngày 14 tháng 12 năm 2019, Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành tỉnh đã tổ chức nghiệm thu dự án: “Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam”. Dự án do Ths Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỏ Cày Nam làm chủ nhiệm và nhóm nghiên cứu thực hiện.

 

image

TS Lâm Văn Tân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.

 

Dự án thực hiện với mục tiêu: Áp dụng quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh (HCVS) từ chất thải chăn nuôi heo có sử dụng vi sinh trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam tại 02 xã Cẩm Sơn, An Định. Quy mô thực hiện: 10 hộ, sản xuất 90 tấn phân HCVS đạt tiêu chuẩn theo quy định. Xây dựng mô hình bón phân HCVS từ sản phẩm dự án cho cây bưởi da xanh với quy mô 1 ha (1.000 m2/hộ x 10 hộ). Tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất phân HCVS từ chất thải chăn nuôi heo với số lượng 02 lớp, 60 người tham dự. Đối tượng tham dự là cán bộ và nông dân trên địa bàn các xã thực hiện dự án.

 

 image

Chủ nhiệm dự án và nhóm thực hiện

báo cáo trước Hội đồng.

 

Từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2019 Nhóm thực hiện dự án đã tiến hành khảo sát thực trạng nhu cầu sử dụng phân HCVS trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam; đã xây dựng quy trình ủ phân HCVS từ chất thải chăn nuôi heo trên địa bàn huyện trên cơ sở kế thừa các đề tài, dự án trước đây; thử nghiệm bón phân HCVS từ chất thải chăn nuôi heo cho cây bưởi da xanh và tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

 

Kết quả dự án đã tạo ra sản phẩm phân HCVS có hàm lượng chất hữu cơ tổng đạt gấp 03 lần so với tiêu chuẩn; hàm lượng Cadimi, Chì thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn TCVN 7185:2002, không phát hiện hàm lượng thủy ngân; hàm lượng As, E.Coli đạt dưới ngưỡng gây hại cho phép; vi khuẩn Samonella, trứng giun, trứng sán đều không phát hiện; chỉ tiêu về độ đồng đều, ẩm độ, màu sắc được đánh giá cảm quan cơ bản đã đáp ứng yêu cầu.

 

 image
Quang cảnh buổi họp nghiệm thu dự án


Dự án đã sản xuất hơn 95 tấn phân HCVS từ chất thải chăn nuôi heo giúp tăng hiệu quả trong trồng trọt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi heo, hướng tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững. Dự án giúp nông dân tận dụng nguồn chất thải sẵn có tại nông hộ để tạo ra sản phẩm phân HCVS bón lại cho cây trồng với quy trình ủ phân đơn giản và giá thành sản phẩm thấp hơn các loại phân hữu cơ khác trên thị trường.

 

Các thành viên Hội đồng đã thảo luận và đánh giá nhóm thực hiện dự án đã nghiêm túc thực hiện và hoàn thành các mục tiêu, nội dung đã được phê duyệt, dự án giải quyết được nhu cầu bức xúc hiện nay và thống nhất nghiệm thu. Hội đồng đề nghị nhóm thực hiện dự án tiếp thu những ý kiến của các thành viên hội đồng, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh một số nội dung như: về hình thức: chỉnh sửa lại bố cục, hình ảnh, lỗi kỹ thuật văn bản; về thông tin dự án: bổ sung thêm đề tài mà dự án kế thừa; về tổng quan: bổ sung nguồn trích dẫn tài liệu tham khảo; về kết quả dự án: bổ sung phân tích hiệu quả kinh tế, một số quy trình thu gom phân heo, phương án và kế hoạch nhân rộng dự án.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý