Hội thảo "Xử lý chất thải trong nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn huyện Bình Đại"

Ngày 29/12/2019, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Bình Đại tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Xử lý chất thải trong nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn huyện Bình Đại” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường trong nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao; tạo sự gặp gỡ giữa các chuyên gia, nhà lãnh đạo, nhà quản lý trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp, hội nuôi tôm nhằm tìm ra những giải pháp cần thiết, phù hợp, cũng như định hướng để nâng cao hiệu quả trong nuôi tôm công nghệ cao, đặc biệt trong xử lý chất thải, bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

 

imaged
Quang cảnh hội thảo.


Đến dự hội thảo có ông Lâm Văn Tân-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, ông Nguyễn Văn Dũng-Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Đại, ông Phạm Thanh Hùng-Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, ông Nguyễn Văn Vưng-Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, ông Nguyễn Văn Buội-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đại biểu là bà con nông dân đại diện cho các hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện.

 

 imaged

Ông Lâm Văn Tân-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ
phát biểu khai mạc hội thảo.

 

 

 imaged
 Ông Nguyễn Văn Buội-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội thảo.

 

Hiện nay, tôm biển là một trong 8 sản phẩm chủ lực của tỉnh theo Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy. Nhận thấy được lợi ích cao từ việc nuôi trồng thủy sản, nên nhiều hộ dân mạnh dạng đầu tư vào nghề nuôi trồng thủy sản nên diện tích nước mặt dành cho nuôi trồng thủy sản gia tăng nhanh chóng. Trong thời gian qua, việc cải tiến kỹ thuật nuôi tôm biển thâm canh đã góp phần tăng sản lượng hàng hóa lớn và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của tỉnh. Riêng hình thức nuôi tôm chân trắng hai giai đoạn đang được phát triển với diện tích là 780 ha, sản lượng là 12.000 tấn, đã góp phần cung cấp hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tạo nghề nghiệp mới và là nguồn xuất khẩu quan trọng đóng góp vào nền kinh tế tỉnh nhà.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi thì nghề nuôi tôm công nghiệp cũng có những ảnh hưởng tiêu cực của nó, đặc biệt là ảnh hưởng đến môi trường như:

 

Nghề nuôi tôm trong những năm gần đây khá phát triển, trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm cùng mức độ thâm canh ngày càng cao, nhưng người nuôi vẫn chưa có ý thức về việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong trong nuôi tôm chưa cao; việc phòng bệnh cho tôm, nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường chưa được người nuôi tôm quan tâm. Lượng nước thải sinh ra có liên qua đến công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm và quy trình nuôi tôm. Nguồn gốc chủ yếu của các chất gây ô nhiễm môi trường chính là thức ăn thừa, phân tôm và quá trình chuyển hóa dinh dưỡng.

 

Trong nước thải cũng có dư lượng các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh. Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác, tạo nên sự siêu dưỡng, làm nở rộ vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm oxy hòa tan và tăng BOD, COD, H2S, ammonia và hàm lượng CH4 trong lưu vực tự nhiên.

 

Với hệ thống kênh rạch bị bồi lắng, môi trường nước tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng nếu như không xử lý nguồn nước trong ao và bùn đáy ao trong nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ra kênh rạch tự nhiên.   

 

Nếu việc xả thải diễn ra liên tục, không có thời gian gián đoạn để môi trường được phục hồi, mầm bệnh bị cắt thì mùn bã hữu cơ sẽ tích lũy làm môi trường nước trở nên phú dưỡng, nghề nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh sẽ lại càng chịu rủi ro nhiều hơn nữa. Mặt khác, hạ tầng phục vụ các vùng nuôi tôm chưa hoàn chỉnh, hệ thống thủy lợi vốn là hệ thống phục vụ cho nhu cầu canh tác nông nghiệp; nhiều khu nuôi tôm chưa có kênh cấp, kênh xả riêng biệt, thậm chí nhiều đoạn kênh bị bồi lắng, đáy kênh cao hơn đáy ao nuôi tôm. Hậu quả là mầm bệnh vẫn tồn lưu trong khu nuôi tôm khi các ao tôm bị bệnh thải nước ra môi trường bên ngoài, nên khả năng lây nhiễm rất cao.

 

 

 imaged
 Chủ trì hội thảo.


 Xuất phát từ nhu cầu trên, tại buổi hội thảo, các đại biểu đã được báo cáo viên thông tin về tình hình nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian qua, công tác thả nuôi, tình hình diễn biến thời tiết năm 2019 và trình bày những nội dung thiết thực về nuôi tôm biển như: Tổng quan về thực trạng phát triển nuôi tôm công nghiệp, công nghệ cao và các vấn đề môi trường phát sinh; Các giải pháp bảo vệ môi trường trong nuôi công nghiệp, công nghê cao; Định hướng phát triển nuôi tôm công nghệ cao, các tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả và xử lý môi trường; Giải pháp xử lý nước thải, bùn thải trong nuôi tôm công nghệ cao và tận dụng bùn thải để sản xuất phân bón.

 

 imaged
 Đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo.

 

Qua những bài tham luận, đại biểu đã nêu lên các ý kiến thảo luận tập trung cho việc đánh giá thực trạng, định hướng phát triển, đề xuất giải pháp hiệu quả xử lý chất thải trong nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn huyện Bình Đại nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung. Đây sẽ là cơ sở để các cơ quan chức năng tiếp tục phổ biến đến các hộ chăn nuôi và chỉ đạo các phòng ban chuyên môn theo dõi, kiểm soát chặt chẽ việc xử lý môi trường trong nuôi tôm công nghệ cao, đồng thời đề xuất các cấp, các ngành cấp trên hỗ trợ huyện giải quyết có hiệu quả việc xử lý chất xả thải trong nuôi tôm tại huyện nhằm góp phần phát triển ngành tôm bền vững, góp phần cụ thể hóa các kế hoạch: Kế hoạch hành động số 3809/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về phát triển ngành tôm tỉnh Bến Tre đến năm 2025 và kế hoạch số 2940/KH-UBND ngày 17 tháng 06 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tỉnh Bến Tre đến năm 2030.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý