Chương trình “nhịp cầu nhà nông”

Ngày 14/7/2020, tại Trung tâm Văn hóa-thể thao và Truyền thanh huyện Châu Thành, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Bến Tre và Công ty Cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau tổ chức diễn đàn “Nhịp cầu nhà nông”. Đến dự có bà Nguyễn Thị Yến-Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – ông Trần Dương Thuấn-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre, ông Nguyễn Chánh Bình-Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga-Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành.

 

Nông dân thảo luận tại diễn đàn.

 

Diễn đàn có sự tham dự của Phó giáo sư Tiến sĩ Mai Thành Phụng-nguyên Trưởng bộ phận thường trực Nam bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VFAEA); Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Hai-Giảng viên cao cấp Khoa Nông nghiệp thuộc Đại học Cần Thơ; ông Phạm Kim Thành-Trưởng phòng Chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Tiến sĩ Phan Phương Loan-Phó Trưởng khoa Nông nghiệp-Tài nguyên thiên nhiên thuộc Trường Đại học An Giang.

 

Có khoảng 250 đại biểu tham gia chương trình nhịp cầu nhà nông. Qua đó, các đại biểu đã đươc trang bị kiến thức khoa học để áp dụng trong canh tác nông nghiệp nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận cao hơn, tổ chức lại sản xuất với quy mô lớn và có sự liên kết với doanh nghiệp để thuận lợi đầu ra hướng đến xuất khẩu nông sản ngày càng thuận lợi hơn. Đồng thời, nông dân được tư vấn về quá trình sản xuất nông nghiệp như: Trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, thủy sản, sử dụng phân bón; giới thiệu, hướng dẫn những nghề mới có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

 

Ông Đào Văn Minh, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành cho biết: “Tôi là nông dân trồng bưởi có kinh nghiệm cũng lâu năm, hôm nay tham gia diễn đàn tôi được nghe các nhà khoa học nói rất sát với thực tế sản xuất của nông dân. Sau hạn mặn, thì nông dân nên đưa hàm lượng vôi, lân, canxi tạo rễ. Sau đó mình mới đưa phân hữu cơ và hàm lượng NPK để cây phục hồi và nuôi trái. Đây là nhịp cầu rất hay và thực tế cho nông dân”. Còn ông Cao Chí Nhân-Quản lý khách hàng Công ty Cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau nói: “Thông qua chương trình nhịp cầu nhà nông, chúng tôi mong muốn với những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp sẽ cung cấp cho bà con những kiến thức sản xuất hiệu quả cũng như sử dụng phân bón hợp lý. Sau thời gian ảnh hưởng của hạn, mặn, người dân nên chú tâm vào phục hồi bộ rễ cây. Bởi vì nếu bộ rễ không phục hồi tốt mà bà con lại bón phân hóa học vào thì sẽ không đạt hiệu quả”.

 

Chương trình “Nhịp cầu nhà nông” tại Châu Thành nằm trong chuỗi chương trình “Nhịp cầu nhà nông-2020” tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với sự đồng hành của thương hiệu Đạm Cà Mau thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC). Bà Nguyễn Thị Yến-Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp nhận định: “Tại chương trình này, chúng tôi hy vọng sẽ là nhịp cầu nối giữa các nhà quản lý, nhà nông, nhà khoa học để giải đáp cho bà con nông dân những thắc mắc liên quan đến quá trình sản xuất. Đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu, dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển bền vững nông nghiệp, nhằm cung cấp những kiến thức bổ ích cho bà con nông dân. Do ảnh hưởng của hạn mặn trong thời gian gần đây, với kiến thức từ các chuyên gia, các nhà khoa học, nông dân sẽ khắc phục hiệu quả cho cây trồng, vật nuôi hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng”.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý