Những kết quả đạt được trong năm 2021 của Sở Khoa học và Công nghệ

Đối diện khó khăn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, sản xuất, kinh doanh gián đoạn; đứt gãy chuỗi cung ứng trong và ngoài tỉnh, năm 2021, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và cộng đồng doanh nhân hoạt động KH&CN đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

 

Thể chế địa phương


Năm 2021 hoạt động quản lý Nhà nước về KH&CN triển khai đúng kế hoạch, đạt mục tiêu đề ra, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Xây dựng thể chế địa phương đã được ưu tiên hàng đầu với 9 văn bản được ban hànhnhằm đưa nhanh nghị quyết XIII của Đảng, nghị quyết XI Đảng bộ tỉnh vào cuộc sống.

 

Hoạt động nghiên cứu khoa học 


Các nhiệm vụ KH&CN giải quyết cơ bản các vấn đề cấp thiếtcủa địa phương quản lý và triển khai 63 nhiệm vụ KH&CN, trong đó đã nghiệm thu 18 nhiệm vụ, có 2/18 nhiệm vụ đạt xuất sắc; Đã xây dựng quy trình nuôi và thu giống nhằm nâng cao hiệu quả việc thu giống tự nhiên và cải thiện qui trình nuôi hàu thương phẩm từ các vật liệu và cấu trúc giá thể khác nhau nhằm ổn định nghề nuôi nuôi với tỷ suất lợi nhuận đạt 2,45 lần; Nghiên cứu thử nghiệm mô hình và quy trình nuôi cá Hồng Mỹ thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp tại xã Thạnh Phong huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, cá có tỷ lệ sống 75%, năng suất 8 tấn/ha, đạt kích cỡ 1kg/con sau 8 tháng nuôi, sản phẩm khô cá một nắng của địa phương được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

 

Đánh giá hiện trạng, mức độ thiệt hại, sự tồn lưu của virus gây bệnh và xây dựng quy trình và các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả heo Châu Phi an toàn và hiệu quả.

 

Xây dựng mô hình trồng 20 ha bưởi Da Xanh, 10 ha (cam Sành, Cam Xoàn); Chứng nhận VietGAP 10 ha (cam Sành, cam Xoàn) và 1,6 ha bưởi. Tiếp nhận 6 quy trình công nghệ về canh tác cây bưởi Da Xanh, cam Sành, cam Xoàn: Vi ghép, Nhân và Chăm sóc cây So, S1 và S2 tại vườn ươm trong nhà lưới; Trồng và chăm sóc theo VietGAP, lắp đặt, sử dụng bảo dưỡng hệ thống tiết kiệm trên cây có múi. Xây dựng mô hình bưởi da xanh xen vườn dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ – PGS; Đã nghiên cứu kỹ thuật, quy trình sản xuất và mô hình sử dụng chế phẩm sinh học và dấm gỗ để phòng trừ ruồi đục trái trên cây chôm chôm tại Bến Tre; Xây dựng mô hình trồng xoài Tứ Quý theo tiêu chuẩn hữu cơ –PGS với diện tích 2,1 ha;Xác đinh được thành phần nhóm loài rầy xanh gây hại trên cây sầu riêng tại Bến Tre gồm có 3 loài: Loài rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, loài rầy xanh hai chấm Amrasca biguttula Ishida và loài rầy xanh bốn chấm Amrasca splendens Ghauri và đề xuất các giải pháp phòng trừ tổng hợp.

 

Nghiên cứu thành công quy trình sản xuất, công thức sản phẩm, sản xuất 03 sản phẩm dầu gội, sữa tắm và sữa rửa mặt từ dầu dừa và chuyển giao cho Công ty TNHH Chế biến Dừa Cửu Long ứng dụng và thương mại hóa sản phẩm, góp phần nâng cao đa dạng hóa sản phẩm dừa tại địa phương. Nghiên cứu xây dựng các quy trình sản xuất chả lụa có sử dụng phụ gia E281, E325 bảo quản với nồng độ lần lượt 2,25g/kg; 3,5g/kg chả lụa, thời gian bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thường là bốn ngày; Sản xuất chả lụa sạch không sử dụng phụ gia bảo quản, bao gói hút chân không, thời gian bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thường là hai ngày; Đã nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý nước thải ao nuôi tôm thâm canh bằng công nghệ sinh học đạt chỉ tiêu cho phép của QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và QCVN 40:2011/BTNMT, nước thải sau xử lý có thể cấp cho vụ nuôi tiếp theo.

 

Đã xây dựng không gian Đổi mới sáng tạo Mekong (Mekong Innovation Hub) và đi vào vận hành với nhiều hoạt động thiết thực, sáng tạo, hiệu quả trở thành điểm nhấn trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bến Tre nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Xây dựng cổng thông tin Du lịch thông minh tích hợp trên nền tảng các mạng xã hội tương tác trên các thiết bị thông minh, cung cấp các video về du lịch, sổ tay điện tử, các điểm đến, tư vấn thông tin du lịch dựa vào tính năng tự động xác định địa điểm qua định vị, tư vấn lịch trình, chỉ đường, gợi ý các địa điểm ăn uống, khách sạn, nhà hàng,… và bản đồ số trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Hệ thống quản trị và cập nhật thông tin, dữ liệu cổng thông tin du lịch Bến Tre (bentretourism.vn) và ứng dụng du lịch thông minh Bến Tre (App Ben Tre Tourism).

 

Đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng Đước trồng tại Bến Tre và đề xuất một số giải pháp chăm sóc, quản lý, sử dụng rừng hợp lý, bền vững. Xây dựng mô hình đất ngập nước kiến tạo dòng chảy ngầm theo phương ngang, hiệu suất xử lý là 500m3/ngày đêm, với hiệu quả xử lý COD và BOD đến 70% nước thải ao nuôi tôm bằng cây Sặc có mật độ 25 cây/m2.

 

Xây dựng quy chế quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Xoài Tứ Quý Thạnh Phú; đã hoàn thành việc xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý "Bến Tre" cho sản phẩm Tôm càng xanh và cua biển; Tiếp tục thực hiện việc xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý "Bến Tre" cho sản phẩm chôm chôm.

 

Đã đề xuất 8 giải pháp quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông tỉnh Bến Tre; Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng thẩm thấu lợi ích của FDI: Xem FDI vừa là yếu tố ngoại sinh vừa là yếu tố nội sinh; Tập trung tăng trưởng nông nghiệp; Mở rộng qui mô và thị trường của tỉnh thông qua các hình thức liên kết, xây dựng Bến Tre thành một điểm hội tụ trong đó lấy thế mạnh về nông nghiệp làm nhân tố trung tâm, đẩy mạnhkết nối thị trường và xúc tiến thương mại, phát triển các doanh nghiệp đầu tàu và liên kết chuỗi giá trị, cải thiện môi trường đầu tư và cải cách hành chính để thu hút đầu tư, nâng chất các hoạt động nhằm phát triển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp phù hợp thực tế và điều kiện phát triển. Đề ra các chương trình hành động mà tỉnh cần phải tập trung thực hiện trong thời gian tới để phát triển doanh nghiệp tư nhân nhằm thúc đẩy chương trình đồng khởi khởi nghiệp được xác định theo thứ tự ưu tiên, bao gồm: Đẩy mạnhkết nối thị trường và xúc tiến thương mại; Phát triển các doanh nghiệp đầu tàu và liên kết chuỗi giá trị; Cải thiện môi trường đầu tư và cải cách hành chính để thu hút đầu tư; Nâng chất các hoạt động nhằm phát triển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp; Tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp phù hợp thực tế và điều kiện phát triển.

 

Đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghiên cứu đánh  giá tiềm năng và các trở ngại về môi trường, tự nhiên, cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng phát triển cho huyện Châu Thành đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

 

Đề xuất và triển khai ứng dụng một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan Đảng tại tỉnh. Thông qua việc thực hiện các giải pháp đề xuất đã giảm số lượng các cuộc họp, giảm phát hành văn bản giấy, giảm đi lại,…đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định: tiết kiệm 1 khoản chi đáng kể trong hệ thống đảng, giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho cán bộ, đảng viên và người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng lãnh chỉ đạo của hệ thống chính trị,.. Xây dựng, ban hành bộ thủ tục hành chính trong các cơ quan Đảng tại tỉnh. Bổ sung hoàn chỉnh các biểu mẫu, quy trình, ban hành bộ thủ tục hồ sơ vụ việc về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật, giải quyết khiếu nại tố cáo có liên quan đến Đảng viên và tổ chức Đảng.

 

Phát triển tiềm lực KH&CN


Đến hiện tại Bến Tre có 15 tổ chức KH&CN, văn phòng đại diện đăng ký hoạt động KH&CN đang hoạt động tại tỉnh với tổng nhận lực là 536. Sở KH&CN đã trình UBND tỉnh Phương án Quy hoạchmạng lưới tổ chức KH&CN công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050trên địa bàn tỉnh.

 

Thực hiện kiểm định, hiệu chỉnh, sửa chữa 27.012 phương tiện đo đạt 1.04% so với kế hoạch năm 2021 là 27.000 phương tiện đo; Kiểm nghiệm 151 mẫu với 712 chỉ tiêu, đạt 89 % so với kế hoạch năm 2021 là 800 chỉ tiêu;Trao đổi liều kế với các đơn vị, số máy kiểm định 24 máy X-quang, số phòng kiểm xạ là 35 phòng.

 

Đầu tư trang thiết bị đo di dộng kiểm tra vàng, bạc, đồ độc hại trong đồ chơi nhựa cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bến Tre với giá trị tài sản: 3.828.000.000 đồng.

 

Phát triển doanh nghiệp KH&CN, thị trường KH&CN


Thị trường KH&CN và hoạt động đổi mới sáng tạo có bước tiến mới: Hỗ trợ ươm tạo KH&CN 11 doanh  nghiệp tiềm năng để hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp KH&CN, thành lập mới 02 doanh nghiệp KH&CN nâng tổng số doanh nghiệp KH&CN toàn tỉnh lên 09 doanh nghiệp.

 

Giới thiệu và hỗ trợ 05 lượt doanh nghiệp/năm tham gia Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest) cấp vùng và cấp quốc gia.Phát huy vai trò của Không gian Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bến Tre (Mekong Innovation Hub). Duy trì hoạt động chuyên mục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên trang thông tin Sở KH&CN; phối hợp, xây dựng chuyên mục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh.

 

Hợp tác quốc tế Thông tin KH&CN


Sở KH&CN đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học với Viện KH&CN Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) là viện nghiên cứu, là tổ chức KH&CN trực thuộc Bộ KH&CN.

 

Thống kê KH&CN ngày đáng tin cậy, thông tin KH&CN rất hữu ích và được bạn đọc tin dùng: Phát hành 12 bản tin TBT/năm, cập nhật tin tức trên trang Web TBT Bến Tre. Phát hành bản tin KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn định kỳ 12 số/năm. Thực hiện 24 chuyên mục KH&CN/năm trên Báo Đồng Khởi, 12 chuyên mục/năm trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre. Cập nhật 141 tin, bài; 25 thông báo, trả lời 04 bạn đọc trên website Sở. Cấp 16 giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN đã nghiệm thu; tiếp nhận 17 phiếu đăng ký về nhiệm vụ đang tiến hành. 100% các nhiệm vụ đã đăng ký, đang tiến hành đều được công bố trên website Sở KH&CN và cơ sở dữ liệu Quốc Gia. Thực hiện điều tra thống kế định kỳ.

 

Các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế


Quỹ phát triển KH&CN đã cho vay thực hiện 3 dự án KH&CN đổi mới, chuyển giao công nghệ với tổng kinh phí là 4,5 tỷ đồng và thu hút trên trên 20 tỷ đồng từ doanh nghiệp tham gia dự án, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như: tạo ra sản phẩm mới từ dừa, xử lý nước mặn thành nước ngọt, khoan lấy nước dừa ...

 

Hội đồng sơ tuyển tỉnh đề xuất với Hội đồng Quốc gia xét tặng giải Vàng giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - Chi nhánh sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản Bến Tre.

 

Dự án Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 2020: đã nghiệm thu việc xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý "Bến Tre" cho sản phẩm Tôm càng xanh và Cua biển; Tiếp tục thực hiện việc xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý "Bến Tre" cho sản phẩm Chôm chôm.

 

Các hoạt động quản lý nhà nước


Hoạt động đổi mới sáng tạo có bước tiến mới; Công tác sở hữu trí tuệ đẩy mạnh hơn, chú trọng quản lý an toàn bức xạ, hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ; Quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã được tăng cường, thông báođầy đủrào cản kỹ thuật trong thương mại; Công tác thanh tra, kiểm tra đã tập trung thực hiện chặt chẽ.

 

Năm 2021, tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 22,6%; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 32,7%; năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng đạt 42,5%.Cho ý kiến về công nghệ đối với 08 dự án đầu tư nhằm kiểm soát, hạn chế việc chuyển giao, sử dụng các công nghệ lạc hậu vào địa bàn Bến Tre.

Hướng dẫn hồ sơ, hỗ trợ tra cứu cho các tổ chức, cá nhân trong tỉnh cho trên 150 lượt cá nhân, tổ chức. Số đơn đề nghị/văn bằng bảo hộ được cấp năm 2021 là 115/112 (sáng chế/giải pháp hữu ích là 02/00, kiểu dáng công nghiệp là 01/01, nhãn hiệu là 112/111); Có 25/76 giải pháp được công nhận là sáng kiến cấp tỉnh, tỷ lệ là 32,9%.

 

Sở KH&CN đã cấp 22 giấy phép X quang y tế; 7 chứng chỉ nhân viên bức xạ; 02 quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở; 08 giấy xác nhận khai báo thiết bị X quang.

 

Thực hiện 11 đợt kiểm tra nhãn và chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại 88 cơ sở kinh doanh. Lấy 59 mẫu hàng hóa để thử nghiệm về chất lượng, phát hiện và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 09 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt 160.814.645 đồng;Lắp đặt, niêm phong đồng hồ (công tơ) tổng cột đo xăng dầu tại 22 cơ sở kinh doanh xăng dầu. Tiếp nhận và giải quyết 02 đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và ban hành 01 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số tiền phạt là 9.600.000 đồng.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý