Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thủy sản tỉnh Bến Tre

Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy về phát triển Bến Tre về hướng Đông giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu cho ngành thủy sản tỉnh nhà.

 

Bờ bin dài 65 km là thế mạnh phát triển ngành thủy sản Bến Tre. Ảnh: Thanh Tùng.

 

Với lợi thế bờ biển dài 65 km, Bến Tre có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển ngành thủy sản cả về khai thác lẫn nuôi trồng. Hiện nay, tỉnh xác định liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là hai trong nhiều giải pháp để phát triển lĩnh vực này theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong, ngoài nước và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện nay và trong những năm tới, tỉnh Bến Tre xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn và tập trung phát triển đi vào chiều sâu. Đặc biệt, ngành nuôi thủy sản phát triển nhanh và toàn diện về quy mô, chủng loại và trình độ thâm canh, ngành khai thác thủy sản phát triển trên lĩnh vực khai thác biển, theo xu hướng chuyển từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ. Hiện nay, tỉnh cũng đã có bước chuẩn bị nguồn nhân lực (NNL) cho lĩnh vực kinh tế này, Bến Tre đang liên kết với trường Đại học Thủy sản Nha Trang đào tạo sinh viên theo học ngành thủy sản. Đồng thời, Bến Tre cũng chú trọng vào phát triển NNL, tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành cho đội ngũ thuyền trưởng, thuyền viên tàu cá; hướng nghiệp, dạy nghề mới cho ngư dân để chuyển đổi, thay thế các nghề khai thác thủy sản mang tính lạm sát, hủy hoại môi trường. Sắp xếp và tổ chức, củng cố, nâng cấp, mở rộng, hệ thống cơ sở đào tạo NNL chế biến thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất; Có chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp (DN) để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên ngành.

 

Lao động (LĐ) thường xuyên trong ngành thủy sản gồm có những người tham gia nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản. Tuy nhiên, những LĐ này thường làm việc theo kinh nghiệm là chính chứ không qua đào tạo tập trung, bài bản. Nhân lực nuôi biển được truyền nghề theo kiểu truyền thống; các trường nghề chưa đào tạo nghề nuôi biển công nghiệp. Hơn nữa, NNL trong ngành đang khan hiếm, đặc biệt là NNL chất lượng cao. Do đó, để đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao cho ngành kinh tế mũi nhọn này, tỉnh nên lập kế hoạch đào tạo NNL ngành thủy sản ở các trình độ để kịp thời cung cấp NNL cho phát triển.

 

Để đạt được những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu cho kinh tế thủy sản mà Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy đã đề ra thì trước hết tỉnh cần nâng cao chất lượng công tác đào tạo NNL của ngành, cụ thể:

 

Sở Lao động Thương binh và Xã hội cần có định hướng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nâng cao chất lượng và mở rộng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ trong nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản để chuẩn bị NNL phục vụ cho sự phát triển của ngành thủy sản hiện tại và lâu dài. Đồng thời cần tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng LĐ tại các cơ sở, DN nuôi trồng, chế biến, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và hoạch định chính sách về đào tạo NNL.

 

Tỉnh cần sắp xếp, tổ chức, nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở GDNN NNL ngành kinh tế thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển; Có chính sách khuyến khích với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các DN để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất; Hướng nghiệp, dạy nghề mới cho các ngư dân để chuyển đổi thay thế các nghề khai thác thủy sản mang tính lạm sát, hủy hại môi trường.

 

Tỉnh cần tập trung xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn và đào tạo lại để có lực lượng LĐ và cán bộ quản lý có trình độ thích ứng với đòi hỏi của hội nhập, trước mắt là thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng từ khâu tổ chức khai thác, nuôi trồng, bảo quản và chế biến. Thực hiện đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng nhằm tạo nguồn LĐ có tay nghề cao, hiểu biết các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, về bảo đảm an toàn cho người LĐ trên biển; Có cơ chế hỗ trợ kinh phí đào tạo bằng thuyền trưởng, máy trưởng.

 

Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn thanh niên, các cơ sở GDNN trong tỉnh kết hợp các hợp tác xã khai thác, các cơ sở chế biến trong việc đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức văn hóa tối thiểu và những kỹ năng cần thiết để lực lượng LĐ trong lĩnh vực kinh tế thủy sản có thể tham gia LĐ lâu dài; biết giữ gìn, chăm sóc sức khỏe cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Mặt khác, để phát triển NNL ngành thủy sản thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ (khoa học, quản lý, khuyến ngư) các cấp là hết sức cần thiết và cấp bách, ưu tiên đào tạo chuyên ngành công nghệ sinh học, các ngành ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chế biến thủy sản.

 

Đào tạo và phát triển NNL thủy sản là chính sách then chốt có ý nghĩa chiến lược phát triển kinh tế thủy sản từ nay đến 2030, do đó phải tiếp tục đầu tư vào các cơ sở GDNN cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ nghiên cứu; cải tiến nâng cao chất lượng chương trình đào tạo; khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở nghiên cứu, đào tạo ngoài công lập để đào tạo NNL cho ngành kinh tế thủy sản.

 

Tỉnh nên có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo NNL cho ngành kinh tế thủy sản, hướng tới thu hút những đối tượng là con em vùng sâu, vùng xa, các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn trong tỉnh, những đối tượng này được đánh giá là rất có năng lực và ưu thế trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản nhưng lại gặp rào cản về chi phí học phí, ăn, ở khi theo học ở các cơ sở GDNN.

 

Tỉnh cần tiếp tục có cơ chế và tạo thuận lợi để ngư dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, đầu tư phương tiện, kỹ thuật đánh bắt, muốn chuyển hướng sản xuất phù hợp, phải gắn với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất mới, phù hợp hơn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần ban hành chính sách khuyến khích và hướng dẫn phát triển mô hình hợp tác xã nuôi trồng thủy sản theo hướng lập quỹ bảo hiểm rủi ro thiên tai, dịch bệnh. Các hộ gia đình nuôi thủy sản là thành viên, tham gia đóng góp một khoản kinh phí theo định kỳ tháng, quý vào nguồn quỹ bảo hiểm chung của hợp tác. Khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra, căn cứ vào mức độ thiệt hại, hợp tác xã sẽ thống nhất với xã viên xuất nguồn quỹ này để hỗ trợ cho xã viên, góp phần giúp xã viên phục hồi khả năng sản xuất.

 

Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đến năm 2030, tầm nhìn 2045” do Trường Đại học Lao động-Xã hội (Cơ sở II) thành phố Hồ Chí Minh thực hiện từ tháng 6/2020 đến tháng 9/2021. Đề tài đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ đánh giá nghiệm thu kết quả ngày 10/9/2021. Với kết quả nghiên cứu nầy sẽ giúp cho ngành thủy sản tỉnh nhà có những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành, góp phần thực hiện thành công Đề án số 06-ĐA/TU ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy về Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Hội thảo “Giải pháp nuôi vỗ béo nghêu (Meretrix lyrata) và hàu (Malgallana belcheri) và sản xuất thu giống hàu trong ao nuôi vỗ tại tỉnh Bến Tre”
• Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng những lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khai thác hiệu quả nguồn nước trong các giồng cát để cấp nước sinh hoạt vùng ven biển tỉnh Bến Tre và phụ cận”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển đổi số trong quản lý chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước nhiễm mặn có ứng dụng IoT để cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng bị xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre và một số tỉnh lân cận”
• Bổ sung trường hợp chỉ dẫn sai trong sở hữu công nghiệp
• Hội thảo xác định hiện trạng sản xuất, tính chất/chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tôm sú và tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu biện pháp quản lý sâu bệnh hại chính trên thân, quả và vùng rễ cây sầu riêng góp phần hoàn thiện quy trình quản lý tổng hợp, phát triển sản xuất cây sầu riêng tại Bến Tre hiệu quả, an toàn theo hướng hàng hóa”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu các giải pháp quản lý hiện tượng thối quả bưởi da xanh sau thu hoạch tại Bến Tre”
• Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài khoa học cấp Quốc gia “Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước nhiễm mặn có ứng dụng IoT để cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng bị xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre và một số tỉnh lân cận”
• Hội thảo “Kinh nghiệm và giải pháp trong quản lý và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá trình độ năng lực công nghệ sản xuất của các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2021 – 2022 và định hướng đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2030”
• Thu hút các nguồn vốn đầu tư và công nghệ hiện đại từ các nhà đầu tư vào tỉnh Bến Tre
• Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dựa trên tài sản trí tuệ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm”
• Nghiệm thu dự án “Ứng dụng các hệ thống quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm bưởi da xanh phục vụ xuất khẩu”