Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và những hiểu lầm thường gặp

Nhắc đến sốt xuất huyết (SXH) ai cũng biết đây là bệnh do bị muỗi đốt gây ra. Tuy nhiên, không phải hễ bị muỗi đốt là sẽ gây bệnh như nhiều người vẫn hay lầm tưởng. Bởi trên thực tế, người mắc SXH là do bị muỗi vằn Aedes aegypti có mang mầm bệnh SXH đốt, chứ không phải loại muỗi nào cũng gây nên căn bệnh này.

 

Muỗi vằn Aedes Aegypti – là loại muỗi vằn màu đen sẫm, thân và chân có các đốm trắng, dài 4 - 7mm, hay sống ở khu vực tối hoặc nơi có ánh sáng yếu. Đây là loài muỗi ưa thích đốt hút máu người, đốt ban ngày, thường hoạt động vào tầm chạng vạng tối hoặc sáng sớm, hoạt động cả ngày ở những nơi ánh sáng yếu. Đặc biêt, chúng bay rất nhanh, nếu tìm thấy mồi là lao vào đốt và hút máu ngay; đồng thời bám theo mồi rất dai và chỉ bay đi khi đã hút no máu.

 

Vật dụng muỗi đẻ trứng.

 

Bác sĩ Lâm Thành Thông – Khoa kiểm soát bệnh tật, TTYT TPBT nhấn mạnh: Đặc điểm muỗi truyền SXH, là sống trong nhà, hoạt động ban ngày, không hoạt động ban đêm. Sinh sản đẻ trứng ở vùng nước sạch như: bình hoa, chạn kê, ngoài nhà thì xuất hiện ở các gáo dừa, phế thải, vỏ xe, lớp xe, lon đựng nước cho gà uống, các lu, mái ít sử dụng có đọng nước....  không sinh sản ở vùng kênh gạch, ao tù, nước bẩn, đen. Nên còn được gọi là muỗi quý tộc. Các loại muỗi ở các kênh gạch chủ yếu là muỗi cỏ, không truyền bệnh SXH.

 

Chính vì thế, người dân nên lưu ý những đặc điểm này để có thể phân biệt muỗi gây bệnh và muỗi thông thường, có giải pháp phòng bệnh SXH một cách hiệu quả hơn. Cụ thể, trước nay người dân chúng ta luôn có quan niệm phòng muỗi đốt vào ban đêm, vì thời điểm này lượng muỗi xuất hiện nhiều nhất. Tuy nhiên, trên thực tế muỗi gây SXH lại là muỗi hoạt động vào ban ngày, số lượng không nhiều, tuy nhiên lại là loại muỗi trung gian mang mầm bệnh có khả năng truyền bệnh SXH. Chính vì thế, để phòng chống SXH hiệu quả, mọi người nên chú ý việc phòng muỗi đốt vào ban ngày như: đốt nhang xua muỗi, thoa thuốc, ngủ mùng.... mở các cửa sổ, dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, để hạn chế nơi muỗi trú ẩn. Bên cạnh đó, để loại bỏ hoàn toàn muỗi gây bệnh, người dân nên chú ý kiểm tra mỗi tuần 1 lần các vật dụng trong nhà như: bình hoa lâu ngày chưa thay nước, các thùng, lu, mái sau nhà ít sử dụng, các mảnh vỡ, chai lọ bể, phế phẩm, gáo dừa, các dụng cụ chứa nước cho gà uống, các vật dụng trữ nước ngoài vườn... cần được lật úp. Loại bỏ môi trường sinh sôi, phát triển của muỗi là biện pháp phòng bệnh căn cơ, lâu dài, hiệu quả và tiết kiệm nhất.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý