Các công nghệ ứng dụng trong du lịch thông minh

Du lịch là một trong những ngành dịch vụ mang lại nhiều doanh thu đối với các doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Một trong những giải pháp để thúc đẩy sự tăng trưởng của du lịch chính là phát triển du lịch thông minh. Nhiều điểm đến du lịch hiện đang được hiện đại hóa nhờ tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Sau đây là một số công nghệ đã được ứng dụng trong du lịch thông minh:

 

Công nghệ Internet vạn vật (IoT): Một số ứng dụng IoT quan trọng nhất trong ngành du lịch bao gồm:

 

Kiểm soát thiết bị. Hệ thống sưởi, điều hòa không khí, ánh sáng, truyền hình kết nối Internet, khách hàng có thể bật hoặc tắt các thiết bị này dù họ ở bất kỳ đâu.

 

Du lịch liền mạch. Ở sân bay, thông qua các cảm biến, IoT cảnh báo khách hàng khi hành lý của họ ở gần và cho phép họ xác định vị trí hành lý nhanh hơn. Trong các khách sạn, thẻ khóa điện tử được sử dụng sẽ tự động làm thủ tục nhận phòng mà không cần phải dừng lại ở quầy lễ tân.

 

Năng lượng thông minh. Trong khách sạn, các thiết bị và cảm biến kết nối Internet cho phép điều chỉnh nhiệt độ phòng, kiểm soát thời điểm bật và tắt đèn, các đèn chiếu sáng công suất cao chỉ được sử dụng khi ánh sáng tự nhiên không đủ.

 

Thông tin địa điểm. Sử dụng IoT để gửi tin nhắn đến khách du lịch vào những thời điểm họ ít bận nhất về các điểm tham quan ở địa phương hay tin nhắn về các dịch vụ giao thông công cộng gần đó.

 

Bảo trì và sửa chữa. IoT được sử dụng để thu thập thông tin thời gian thực, trạng thái hiện tại và trình tự làm việc của thiết bị để sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận vào đúng thời điểm, đạt được sự cân bằng lý tưởng giữa việc đạt được giá trị tối đa và duy trì sự an toàn.

 

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI): Một số công nghệ AI rất hữu ích trong việc mang lại trải nghiệm mới cho khách du lịch.

 

Nhận diện khuôn mặt. Việc kiểm tra kỹ lưỡng giấy tờ của các cơ quan hải quan, nhập cư và sân bay làm tiêu tốn rất nhiều thời gian dẫn đến sự chán nản của khách du lịch. Để giảm thiểu những bất cập này, công nghệ nhận diện khuôn mặt ra đời giúp khách du lịch có thể thoải mái làm thủ tục tại sân bay và tất cả các thủ tục tại nhà ga khác mà không cần xuất trình giấy tờ.

 

Công nghệ thực tại ảo (Virtual reality-VR). Tạo ra một môi trường mô phỏng mang lại trải nghiệm thực tại ảo gần giống như thật, cung cấp thông tin về tất cả các yếu tố khách hàng quan tâm và cung cấp trải nghiệm trực tiếp cho khách hàng, thúc đẩy họ đi du lịch và trải nghiệm dịch vụ.

 

Chatbot. Hoạt động như một người trợ lý cung cấp cho khách một loạt các dịch vụ như dịch vụ đặt đồ ăn, taxi, đọc tin nhắn, lên lịch công việc và cuộc hẹn, cài đặt báo thức, dịch vụ phòng, thông báo về các tiện ích của khách sạn, thuyết minh địa điểm du lịch,…

 

Robot. Làm công việc lễ tân, hướng dẫn viên du lịch và trợ lý, bật đèn phòng ngủ, tắt tivi,… đã tạo ra một cuộc cách mạng thầm lặng trong ngành khách sạn và du lịch.

 

Google Maps. Hỗ trợ khách du lịch định vị đường đi, về các vụ tai nạn và tắc đường,  thông tin chi tiết về các cửa hàng, công ty, khách sạn, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, nhà hàng, căng tin, khu giải trí..

 

Trình dịch ngôn ngữ. Các cho phép khách du lịch nói bằng ngôn ngữ của họ, ghi lại tin nhắn thoại của họ, dịch tin nhắn thoại này sang ngôn ngữ địa phương và đọc bản dịch bằng ngôn ngữ đích, giúp khách du lịch có thể di chuyển đến các quán ăn, trung tâm mua sắm và tất cả các khu giải trí khác, nơi họ có thể tương tác với người dân địa phương bằng ngôn ngữ của họ, điều này mang lại trải nghiệm mới lạ cho khách du lịch khi đến thăm một địa điểm xa lạ..

 

Công nghệ chuỗi khối (blockchain): Giúp đạt được sự hài lòng của khách du lịch thông qua việc theo dõi hành lý, hỗ trợ bảo hiểm du lịch trong trường hợp chuyến bay bị hoãn hoặc hủy, loại bỏ các bên trung gian, xây dựng lòng tin, đảm bảo trao đổi thông tin an toàn, giảm chi phí, đảm bảo tính minh bạch, tính nguyên bản của nó, yên tâm rằng giá cả hàng hóa và dịch vụ là như nhau cho tất cả mọi người.

 

Dữ liệu lớn (Big Data): là các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý. Dữ liệu lớn về các chuyến đi, các dịch vụ lưu trú, ăn uống và giải trí, dữ liệu lớn trên các công cụ tìm kiếm của Internet, các bài đăng trên mạng xã hội của khách du lịch sẽ được thu thập, xử lý, khai thác để hiểu biết sâu sắc hơn. Việc này đã trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp du lịch nhằm phục vụ khách hàng các dịch vụ tốt hơn.

 

Điện toán đám mây (Cloud Computing): Là một công nghệ thế hệ mới mà khách du lịch có thể dễ dàng sử dụng mà không cần phải cài đặt trên bất kỳ thiết bị cá nhân nào; khách du lịch có thể kiểm tra phòng khách sạn mà mình đã đặt qua hệ thống trực tuyến bằng thiết bị di động của mình trước khi đến khách sạn hoặc đặt bữa tối trực tuyến từ xa tại nhà hàng gọi món. Đồng thời, khách sạn có thể dễ dàng cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ đặc quyền như đặt phòng, khuyến mại, thông tin, ưu đãi... bằng hệ thống điện toán đám mây của mình.

 

Giao tiếp trường gần (Near-field communication-NFC): Với công nghệ NFC, một khách du lịch có thể thanh toán chỗ ở hoặc nhà hàng mà không cần sử dụng điện thoại di động của mình, có thể đặt đồ ăn mà không cần người phục vụ, mua vé, truy cập chương trình tham quan, nhận thông tin về tác phẩm nghệ thuật bằng cách đưa điện thoại của mình đến gần tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong bảo tàng và thực hiện nhiều thao tác không tiếp xúc khác.

 

Trong năm 2021, tỉnh Bến Tre đã ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển du lịch thông minh. Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh, do Trung tâm Kinh doanh VNPT-Bến Tre chủ trì thực hiện, đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ đánh giá, nghiệm thu. Kết quả Đề tài nghiên cứu đã xây dựng cổng thông tin Du lịch thông minh được hỗ trợ bằng hai ngôn ngữ Viêt, Anh và tích hợp trên nền tảng các mạng xã hội; cung cấp các video về du lịch, sổ tay điện tử, các điểm đến, tư vấn thông tin du lịch dựa vào tính năng tự động xác định địa điểm qua định vị, tư vấn lịch trình, chỉ đường, gợi ý các địa điểm ăn uống, khách sạn, nhà hàng, sự kiện nổi bật, dịch vụ ngân hàng, y tế, phương tiện di chuyển, thông tin dịch vụ…và bản đồ số trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Ứng dụng tương tác trên các thiết bị thông minh như máy tính bảng, điện thoại thông minh. Địa chỉ truy cập cổng thông tin Du lịch thông minh Bến Tre là  https://bentretourism.vn/vi/home.

 

Trang chủ cổng thông tin Du lịch thông minh Bến Tre. Ảnh: Thanh Tùng.

 

Kênh thông tin này thể hiện tiềm năng du lịch phong phú, liên tục được cập nhật. Người dân và du khách có thể tra cứu, tìm hiểu thông tin du lịch Tỉnh Bến Tre một cách đầy đủ, chính xác và dễ dàng qua các bài viết giới thiệu súc tích, hình ảnh đẹp, tiêu biểu, video sinh động về khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh. Các loại hình dịch vụ như nhà nghỉ, khách sạn, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí cũng được mô tả chi tiết về vị trí, chất lượng, giá cả, thông tin về đánh giá, xếp hạng… giúp du khách có những lựa chọn phù hợp. Thông tin được tìm kiếm nhanh chóng nhờ các bộ lọc cùng với công cụ tìm kiếm nâng cao.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý