Phát hiện hàm lượng cao Carbaryl (thuốc trừ sâu) trong quả bòn bon của Việt Nam

Ngày 8/9/2023, Iceland đã gửi một cảnh báo trên hệ thống cảnh báo nhanh về Thực phẩm của Liên Minh Châu Âu về hàm lượng cao Carbaryl (thuốc trừ sâu) trong quả bòn bon (langsat) của Việt Nam.

 

Carbaryl là gì?

 

Carbaryl là một loại thuốc trừ sâu (thuốc bảo vệ thực vật) do con người tạo ra có độc tính cao đối với côn trùng. Hoạt chất này thường được sử dụng để kiểm soát rệp, kiến lửa, bọ chét, bọ ve, nhện và nhiều loài côn trùng gây hại ngoài trời khác.

 

Carbaryl đã được đăng ký để sử dụng trong các sản phẩm thuốc trừ sâu từ năm 1959. Hiện không có sản phẩm Carbaryl nào được đăng ký để sử dụng trong nhà để diệt các loài côn trùng như muỗi, gián, mối hoặc trên vật nuôi.

 

 

Carbaryl tác động gì đến con người?

 

Khi ăn, Carbaryl được hấp thụ vào cơ thể. Tuy nhiên, da hấp thụ chậm hơn. Trong một nghiên cứu trên động vật, nồng độ Carbaryl cao nhất trong máu được tìm thấy từ 15 đến 30 phút sau khi ăn nhưng 4 đến 12 giờ sau khi tiếp xúc với da.

 

Khi vào bên trong, nó di chuyển theo dòng máu đến nhiều mô. Carbaryl hoạt động trên dây thần kinh bằng cách liên kết với một số enzym. Tuy nhiên, điều này không phải là vĩnh viễn. Trong một nghiên cứu trên chuột, một nửa phân tử Carbaryl sẽ được giải phóng khỏi cấu trúc liên kết trong thời gian chưa tới hai giờ.

 

Carbaryl tự do sau đó được phân hủy thành các sản phẩm thứ cấp (không độc tính) và được cơ thể con người tự đào thải. Nghiên cứu trên chuột cho thấy, khoảng 97% tổng lượng Carbaryl bị cơ thể hấp thụ có thể loại thải qua hệ bài tiết trong vòng 7 ngày. 

 

Ngay sau khi tiếp xúc, cơ thể thường bị yếu, chóng mặt và đổ mồ hôi. Đồng tử giãn, thiếu phối hợp, co giật cơ và có thể xảy ra tình trạng nói lắp. Mọi người cũng có thể bị đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, co thắt dạ dày, tiêu chảy hoặc chảy nước dãi. Mức độ nghiêm trọng của những tác dụng này có thể phụ thuộc vào liều lượng và cơ địa mỗi người.

 

Trong các trường hợp ngộ độc nặng, huyết áp cao, giảm trương lực cơ và co giật đã được báo cáo. Các dấu hiệu nghiêm trọng khác bao gồm khó thở, co thắt đường thở, sản xuất chất nhầy, tích tụ chất lỏng trong phổi và giảm chức năng tim và phổi.

 

Theo thông báo mới nhất của Iceland hiện nay, hàm lượng Carbaryl có trong quả bòn bon (langsat) đang ở mức cao và có khả năng gây hại cho con người, hàm lượng tối đa cho phép của Carbaryl là 0,01 mg/kg (tương đương 0,01 ppm) nhưng hàm lượng Carbaryl được phát hiện trên bòn bon của Việt Nam xuất khẩu sang Iceland lên tới 15,4 +/-50% mg/kg. Các cơ quan chức năng của Iceland đánh giá đây là một trường hợp nghiêm trọng và hiện tại, nước này đã hạn chế việc phân phối quả bòn bon nhập khẩu từ Việt Nam trên thị trường của họ và thông báo lên trên hệ thống cảnh báo.


Nguồn: tbt.gov.vn

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Đâu là lý do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định chặn thu hoạch sầu riêng non?
• Điều kiện nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP
• Xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ gặp khó, doanh nghiệp cần làm gì?
• Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam
• Vật liệu và vật phẩm tiếp xúc với thực phẩm
• Vật liệu cao su Silicon và các sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm
• Chứng nhận Halal cho thực phẩm và đồ uống
• New Zealand xem xét nới lỏng kiểm dịch với quả có múi Việt Nam
• Doanh nghiệp phải chủ động khắc phục “tấm hộ chiếu” mã số vùng trồng
• Gỡ vướng trường hợp không tra cứu được C/O mẫu D trên hệ thống
• Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021
• Dung sai thuốc trừ sâu
• Đậu Hà Lan đóng hộp
• Thực phẩm
• Cá có vây tươi, đông lạnh