EU ban hành quy định mới về sản xuất, sử dụng và thải bỏ pin

Theo thông cáo từ Ủy ban châu Âu ngày 15/9, Liên minh châu Âu (EU - European Union) ban hành luật mới số 2023/1542 về sản xuất, sử dụng và thải bỏ pin.

 
Luật mới sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn, hiệu lực bắt đầu từ ngày 18/02/2024 trên phạm vi toàn châu Âu. Luật mới thiết lập các yêu cầu về tính bền vững, an toàn, ghi nhãn và thông tin cho tất cả các loại pin, gồm pin trên thiết bị di động, pin khởi động, pin chiếu sáng, pin phương tiện vận tải nhẹ, pin xe 2-3 bánh chạy điện, pin công nghiệp được tích hợp hoặc bổ sung vào sản phẩm và cả loại pin cúc áo.

 

 

Một số chỉ tiêu hóa lý với pin cụ thể như sau: thủy ngân ≤ 5 mg/kg (0,0005%), cadmium ≤ 20 mg/kg (0,002%), chì ≤ 100 mg/kg (0,01%). EU kêu gọi các nhà sản xuất công bố lượng khí thải carbon cho từng mẫu pin xe điện, pin sạc công nghiệp có công suất lớn hơn 2kWh.

 

EU yêu cầu nhà sản xuất phải tuân thủ hàm lượng tái chế của một số kim loại (coban, chì, lithium hoặc niken) đi kèm với pin công nghiệp, pin xe điện. Pin được tích hợp vào sản phẩm phải dễ dàng tháo rời và thay thế bởi người dùng cuối trong suốt vòng đời của sản phẩm. Quy định về ghi nhãn, đánh dấu và thông tin về tình trạng hoạt động cũng như tuổi thọ của pin phải được in trên nhãn.

 

Châu Âu quy định người dùng cuối phải vứt bỏ pin thải tại các điểm thu gom riêng biệt được chỉ định trên lãnh thổ quốc gia thành viên EU (điều 59 đến 61). Điểm nhấn trọng tâm trong quy định mới của EU là việc thải bỏ pin tại các địa điểm chỉ định mà không được phép vứt ra bãi rác. Ngoài ra, quy định yêu cầu hàm lượng tái chế các chất kim loại trong pin khá ngặt nghèo, nhằm giảm thiểu số kim loại nặng bị thải ra môi trường.

 

Nguồn: vietq.vn 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Đâu là lý do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định chặn thu hoạch sầu riêng non?
• Điều kiện nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP
• Xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ gặp khó, doanh nghiệp cần làm gì?
• Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam
• Vật liệu và vật phẩm tiếp xúc với thực phẩm
• Vật liệu cao su Silicon và các sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm
• Chứng nhận Halal cho thực phẩm và đồ uống
• New Zealand xem xét nới lỏng kiểm dịch với quả có múi Việt Nam
• Doanh nghiệp phải chủ động khắc phục “tấm hộ chiếu” mã số vùng trồng
• Gỡ vướng trường hợp không tra cứu được C/O mẫu D trên hệ thống
• Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021
• Dung sai thuốc trừ sâu
• Đậu Hà Lan đóng hộp
• Thực phẩm
• Cá có vây tươi, đông lạnh