Điều kiện nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP

Hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công, đồng thời phải có Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng và Giấy phép nhập khẩu có thời hạn.

 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2023/NĐ-CP về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership).

 

Theo quy định Chính phủ vừa ban hành, hàng hóa tân trang là sản phẩm được liệt kê theo mã hàng tại Phụ lục I, II, III, IV và V kèm theo Nghị định, được cấu thành toàn bộ hoặc một phần từ vật tư đã được phục hồi; và có thời hạn sử dụng tương tự như thời hạn sử dụng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng.

 

Nghị định quy định rõ, hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện:

 

Có Giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP.

 

 

Đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành đang được áp dụng cho hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy trường hợp cụ thể, có các quy định về: nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hiệu suất năng lượng, an toàn bức xạ, an toàn thông tin mạng, đo lường, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định khác.

 

“Khi đưa ra lưu thông trên thị trường, trên nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa tân trang phải thể hiện bằng tiếng Việt cụm từ “Hàng hóa tân trang” ở vị trí và với kích cỡ có thể nhìn thấy và đọc được bằng mắt thường”, Nghị định nêu rõ.

 

Hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này (cơ quan cấp giấy phép).

 

Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang bao gồm: Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng; Giấy phép nhập khẩu có thời hạn.

 

Nghị định quy định Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được cấp cho hàng hóa tân trang trong những lần đầu mà hàng hóa này nhập khẩu vào Việt Nam.

 

Hàng hóa tân trang cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng và thuộc cùng doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang, sau 03 lần được cấp Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hoặc cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau), sẽ được chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn.

 

Cơ quan cấp giấy phép quy định thời hạn hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu có thời hạn nhưng không ít hơn 12 tháng.

 

Giấy phép nhập khẩu có thời hạn không hạn chế số lượng hàng hóa tân trang nhập khẩu theo giấy phép trong thời hạn hiệu lực của giấy phép.

 

Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang nộp hoặc xuất trình cho cơ quan Hải quan các văn bản, gồm: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật).

 

Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang hoặc văn bản cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang khi Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi (xuất trình bản chính).

 

Các loại chứng từ, tài liệu cần thiết khác mà pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành quy định áp dụng cho hàng hóa mới cùng chủng loại khi thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật).

 

Nguồn: baodautu.vn

Hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công, đồng thời phải có Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng và Giấy phép nhập khẩu có thời hạn.

 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2023/NĐ-CP về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership).

Theo quy định Chính phủ vừa ban hành, hàng hóa tân trang là sản phẩm được liệt kê theo mã hàng tại Phụ lục I, II, III, IV và V kèm theo Nghị định, được cấu thành toàn bộ hoặc một phần từ vật tư đã được phục hồi; và có thời hạn sử dụng tương tự như thời hạn sử dụng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng.

Nghị định quy định rõ, hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện:

Có Giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP.

Đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành đang được áp dụng cho hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy trường hợp cụ thể, có các quy định về: nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hiệu suất năng lượng, an toàn bức xạ, an toàn thông tin mạng, đo lường, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định khác.

“Khi đưa ra lưu thông trên thị trường, trên nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa tân trang phải thể hiện bằng tiếng Việt cụm từ “Hàng hóa tân trang” ở vị trí và với kích cỡ có thể nhìn thấy và đọc được bằng mắt thường”, Nghị định nêu rõ.

Hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này (cơ quan cấp giấy phép).

Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang bao gồm: Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng; Giấy phép nhập khẩu có thời hạn.

Nghị định quy định Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được cấp cho hàng hóa tân trang trong những lần đầu mà hàng hóa này nhập khẩu vào Việt Nam.

Hàng hóa tân trang cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng và thuộc cùng doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang, sau 03 lần được cấp Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hoặc cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau), sẽ được chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn.

Cơ quan cấp giấy phép quy định thời hạn hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu có thời hạn nhưng không ít hơn 12 tháng.

Giấy phép nhập khẩu có thời hạn không hạn chế số lượng hàng hóa tân trang nhập khẩu theo giấy phép trong thời hạn hiệu lực của giấy phép.

Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang nộp hoặc xuất trình cho cơ quan Hải quan các văn bản, gồm: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật).

Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang hoặc văn bản cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang khi Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi (xuất trình bản chính).

Các loại chứng từ, tài liệu cần thiết khác mà pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành quy định áp dụng cho hàng hóa mới cùng chủng loại khi thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật).

Nguồn: baodautu.vn

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Thái Lan sắp ban hành tiêu chuẩn cho sầu riêng xuất khẩu
• EU thông qua luật hạn chế khí thải methane từ dầu mỏ, khí đốt và than đá
• Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc hẹp đường vì cơ chế hạn ngạch
• Quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Thực phẩm
• Phụ gia thức ăn chăn nuôi
• Công nghiệp may mặc
• EU thông qua dự luật mới giảm rác thải bao bì, cấm đồ nhựa dùng một lần
• Chanh leo Việt Nam đang tiến gần hơn đến thị trường Australia
• Thông tin về Giấy Chứng thư khi xuất khẩu thủy sản sang Israel
• Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe hàng
• Dụng cụ, hộp đựng và bao bì thực phẩm
• Công nghệ thực phẩm
• Thức ăn thủy sản
• Các chất khử trùng dùng để làm sạch thực phẩm