Châu Âu siết chặt an toàn thực phẩm với nông sản nhập khẩu

 

6 tháng một lần, Liên minh châu Âu (EU - European Union) sẽ rà soát tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường này.  

 

EU sẽ rà soát tất cả các doanh nghiệp nông sản, thực phẩm.

 

EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản, thực phẩm quan trọng của Việt Nam. Nhưng đây cũng là thị trường nhiều thách thức khi liên tục thay đổi các biện pháp về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động, thực vật.

 

Trong 10 tháng qua, đã có 55 cảnh báo đối với nông sản, thực phẩm từ Việt Nam. Con số này tuy giảm nhiều so với những năm trước, thế nhưng cũng đòi hỏi các ngành hàng của Việt Nam cần phải tiếp tục thay đổi để thích ứng thị trường.

 

Đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD/năm, ngành điều của Việt Nam đang có dấu hiệu đi xuống về chất lượng. Một trong các nguyên nhân quan trọng từ tình trạng mất an toàn thực phẩm.

 

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất lạ, sâu mọt (côn trùng) sống là 3 cảnh báo nhiều nhất đối với ngành điều. Châu Âu đang tăng cường kiểm soát về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với sản phẩm điều Việt Nam.

 

 

Ông Vũ Thái Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Điều tỉnh Bình Phước cho biết: “Hiện nay, ngoài ngặt nghèo rồi họ còn liên tục kiểm tra nữa. Trước đây họ ít kiểm tra nhưng giờ họ hay đưa lên phòng thí nghiệm để kiểm tra xem có dư lượng thuốc trừ sâu không và phát hiện ra dư lượng thuốc trừ sâu và dư lượng hóa chất không được phép”.

 

6 tháng một lần, EU sẽ rà soát tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường này. Từ đây châu Âu đưa ra các cảnh báo hàng rào kỹ thuật khi hàng hóa vào thị trường này. Nếu Việt Nam thực thi, chấp hành tốt các quy định, EU có thể xem xét giảm tần suất kiểm tra, giảm các quy định, thủ tục đối với nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào EU.

 

Ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam) cho biết: “Doanh nghiệp của chúng ta muốn xuất khẩu sang thị trường EU, hay nói cách khác muốn đáp ứng được tín hiệu thị trường thì phải nắm thật chắc, hiểu rất rõ các thông báo, dự thảo thông báo này để áp dụng vào thực tiễn”.

 

Mỗi năm EU nhập khẩu hơn 160 tỷ USD các mặt hàng nông sản. Dư địa cho nông sản Việt xuất khẩu sang châu Âu là rất lớn. Đây là lúc mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ những quy định để kịp thời điều chỉnh sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn mới. Đồng thời, các cơ quan quản lý cũng cần đồng hành với doanh nghiệp trong chiến lược đưa hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này.

 

Thích ứng chuyển đổi xanh từ thị trường EU

 

Thị trường thực phẩm châu Âu vừa trải qua một năm bất thường khi lạm phát kéo giá thực phẩm lên cao, một số dòng sản phẩm bán kém đi. Tuy nhiên, những biến động đó đã không tác động nhiều tới nông sản nhập khẩu từ Việt Nam.

 

6 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nửa cuối năm 2023 kỳ vọng hút tỷ USD đó là rau quả, gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, thủy sản, đặc biệt là khi có những thích ứng trong chuyển đổi xanh.

 

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Gia vị Việt Nam, về cơ bản, hạt tiêu của chúng ta đi vào thị trường châu Âu khá ổn định. Việt Nam đang chiếm khoảng 45% tổng thị phần nhập khẩu của EU.

 

Tuy nhiên, thách thức trong những năm sắp tới đó là những tiêu chuẩn, không chỉ liên quan đến chất lượng thực phẩm. Không chỉ ngon và sạch mà còn phải giảm phát thải, giảm rác thải.

 

Theo các chuyên gia, nếu không đáp ứng được những tiêu chuẩn về chuyển đổi xanh của các thị trường lớn như EU thì khoảng 3 - 5 năm tới, mặc dù có sản phẩm tốt, có mẫu mã tốt nhưng Việt Nam cũng rất khó xuất khẩu vào EU, Nhật Bản, Mỹ.

 

Ngành nông nghiệp đang và sẽ có những bước đi táo bạo để chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, ít phát thải và bền vững.

 

Nguồn: trungtamwto.vn

Tin tức khác cùng chuyên mục
• EU thông qua dự luật mới giảm rác thải bao bì, cấm đồ nhựa dùng một lần
• Chanh leo Việt Nam đang tiến gần hơn đến thị trường Australia
• Thông tin về Giấy Chứng thư khi xuất khẩu thủy sản sang Israel
• Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe hàng
• Dụng cụ, hộp đựng và bao bì thực phẩm
• Công nghệ thực phẩm
• Thức ăn thủy sản
• Các chất khử trùng dùng để làm sạch thực phẩm
• EU thay đổi quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản
• Xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc cần lưu ý quy định mới
• Trung Quốc đồng ý xem xét hồ sơ cho Việt Nam xuất khẩu thịt gia cầm
• Quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của Bộ Khoa học và Công nghệ
• Sản phẩm thịt chế biến
• Thực phẩm đóng gói sẵn
• Sản phẩm thực phẩm