Hội thảo “Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực trạng và giải pháp”

Ngày 09/12/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre tổ chức hội thảo với chủ đề: “Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực trạng và giải pháp”.Tham dự và chủ trì hội thảo có ông Trần Hồng Thái - Thứ trưởng Bộ KH&CN, ông Trần Ngọc Tam - Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ, ông Nguyễn Minh Cảnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh cùngđại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN; lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu đến từ các viện, trường, chuyên gia, doanh nghiệp tham dự.

 

Ông Trần Hồng Thái - Thứ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại Hội thảo.

 

Hội thảo diễn ra với 2 phiên chính gồm: Thực trạng và chính sách xử lý chất thải rắn sinh hoạt và Giải pháp công nghiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt Việt Nam với mục tiêu cung cấp khái quát một bức tranh toàn cảnh về thực trạng vấn đề chất thải rắn sinh hoạt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giới thiệu và chia sẻ các giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã và đang áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới đến từ các chuyên gia, nhà khoa học, các tập đoàn, công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

 

Hội thảo cũng là nơi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xử lý chất thải rắn sinh hoạt của một số nước phát triển để các tỉnh có thể xem xét, cân nhắc lựa chọn các giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

 

Ông Trần Ngọc Tam - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre phát biểu tại Hội thảo.

 

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Ngọc Tam - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho rằng, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với mật độ các khu dân cư, cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ hình thành ngày càng nhiều đã kéo theo lượng chất thải, rác thải gia tăng nhanh chóng. Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh hàng ngày phát sinh khoảng 1.000 tấn rác thải. Rác thải phần lớn được thu gom về bãi rác tạm hoặc được chôn lấp và xử lý bằng chế phẩm sinh học, nhằm hạn chế mùi hôi, tăng tốc độ phân hủy.Tuy nhiên, phương pháp xử lý cũ hiện không phát huy hiệu quả, ngày càng phát sinh ô nhiễm môi trường và có tác động tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân. Toàn tỉnh chỉ có Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre có lò đốt rác nhưng từ tháng 10 năm 2022 đã ngưng hoạt động để thực hiện tái cơ cấu. Trước thực trạng trên, đòi hỏi cần phải đặc biệt quan tâm đầu tư công nghệ xử lý rác hiện đại, tiên tiến, hiệu quả kinh tế cao, nhằm giải quyết tốt các vấn đề về môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, góp phần thực hiện thành công Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh.

 

Ông Lâm Văn Tân - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bến Tre báo cáo tham luận tại Hội thảo với chủ đề “Thực trạng về chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khó khăn, vướng mắc và đề xuất”.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nhấn mạnh.Qua hội thảo, Bến tre mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với các các Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia nhà khoa học, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp tục quan tâm hỗ trợ Bến tre nói riêng và các tỉnh thành phía Nam nói chung về vấn đề quản lý chất thải rắn hướng đến nền kinh tế tuần hoàn cũng như tăng cường hơn nữa sựphối hợp, hợp tác liên kết với tỉnh Bến tre các tỉnh thành phía Nam trong lĩnh vực môi trường đặc biệt là các thông tin chia sẻ các kinh nghiệm về xử lý chất thải rắn thông qua các giải pháp về công nghệ đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và phát triển bền vững góp phần hỗ trợ các địa phương khu vực đồng bằng Sông Cửu long sớm hoàn thành mục tiêu về tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn quy chuẩn góp phần phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

 

Quang cảnh buổi hội thảo.

 

Hội thảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có giá trị thực tiễn cao, giúp xác định cơ bản những nguyên nhân, các nhóm vấn đề quan trọng từ đó đề xuất định hướng, xu hướng và công nghệ xử lý rác trong thời gian tới để áp dụng trên địa bàn tỉnh nói riêng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung mang lại hiệu quả cao nhất.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý