Kết quả đạt được từ mô hình sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư Vấn dịch vụ nông nghiệp đã tổ chức tổng kết mô hình sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS.

 

Đến dự buổi Tổng kết có Ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre; đại diện các Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản; đại diện Phòng Nông nghiệp cùng bà con của 2 huyện Ba Tri và Mỏ Cày Nam tham gia mô hình sản xuất tham dự.

 

Phát biểu chỉ đạo của ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.

 

Theo quyết định 1236/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 6 năm 2022 của UBND tỉnh về việc Ban hành đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bến Tre giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030; Thực hiện công văn 2526/SNN-KHTC, ngày 20 tháng 7 năm 2022 của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bến Tre giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030, Sở Nông nghiệp và PTNT giao Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS năm 2023. Kết quả tại Hội nghị mô hình sản xuất hữu cơ được đánh giá rất cao.

 

Trong đó, liên nhóm sản xuất rau hữu cơ Ba Tri đã thành lập được 02 nhóm sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS, gồm: Nhóm rau An Phú thuộc xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri có 3 hộ tham gia với tổng diện tích 3.180 m2 được tái cấp chứng nhận sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS lần 6. Nhóm rau Đồng Xanh thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri với số hộ tham gia là 3 hộ, diện tích là 1.940 m2 đã được cấp chứng nhận sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS lần 3.

 

Liên nhóm sản xuất rau hữu cơ Mỏ Cày Nam đã thành lập được 02 nhóm sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS, gồm: Nhóm rau Đa Phước Hội thuộc xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ Cày Nam với số hộ tham gia là 4 hộ, diện tích là 2.236 m2 đã được cấp chứng nhận sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS lại lần 3. Nhóm rau An Thạnh thuộc xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam với số hộ tham gia là 3 hộ, diện tích là 1.831 m2 đã được cấp chứng nhận sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS lần 3.

 

Trong hoạt động của liên nhóm được tổ chức họp hàng tháng với các nhóm để đánh giá kết quả tình hình sản xuất, gồm sản lượng rau xuất bán, tình hình sâu bệnh, kế hoạch gieo trồng, ủ phân và quản lý vườn rau. Trong đó, có sự tham gia đồng hành của đơn vị thu mua sản phẩm và đoàn thể tại địa phương.

 

Định kỳ 6 tháng và sau 1 năm được cấp chứng nhận, liên nhóm sẽ tổ chức thanh tra đánh giá toàn diện về các hoạt động sản xuất của từng thành viên của nhóm. Trong đó đánh giá về tình hình sản xuất gieo trồng, các loại sản phẩm rau hiện có, thảm thực vật, vùng đệm có nguy cơ dẫn đến tình hình dịch bệnh, những yếu tố gây hại có nguy cơ đến độ phì nhiêu của đất; Đánh giá tình trạng phân ủ, đánh giá số lượng phân ủ đảm bảo nhu cầu sản xuất của hộ; Kiểm tra hồ sơ sổ sách: kế hoạch gieo trồng, thời gian xuống giống, số lượng, chủng loại rau, lô liếp phù hợp tương ứng với hiện trạng trên đồng ruộng.

 

Ngoài ra, thành viên liên nhóm, công ty thu mua và các hộ sản xuất có thể thăm vườn các hộ khác để kiểm tra đột xuất nhằm đánh giá các hoạt động sản xuất. Đồng thời giám sát việc áp dụng đúng qui trình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ PGS cũng như đánh giá chất lượng sản phẩm.

 

Ông Nguyễn Chánh Bình cùng đi kiểm tra giám sát hộ sản xuất rau.

 

Ban điều phối BGS Bến Tre đã ký kết hợp đồng với Công ty cổ phần Công nghệ Xác thực số, địa chỉ 62 ngõ 213 phố Giáp Nhất, tổ dân phố số 2 Khu Giáp Nhất, phường Nhân Chính quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Trong đó, liên nhóm Mỏ Cày Nam và Ba Tri đã phối hợp với Công ty triển khai thực hiện dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Tuy còn mới đối với bà con nhưng nó thể hiện được mặt tích cực trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ.

 

Sản phẩm rau hữu cơ được trưng bày tại thành phố Hồ chí Minh có dán tem truy xuất nguồn gốc.


Các liên nhóm và nhóm rau đã ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Xã hội Công dân Chuyên nghiệp, địa chỉ 806, đường Âu Cơ, phường 14, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh để thu mua dài hạn mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho các nhóm nông dân. Hiện nay, Các liên nhóm và nhóm rau đã gắn kết với Công ty CENTRAL RETAIL hệ thống phân phối bán lẻ GO, BIG C, TOPS MARKET đưa sản phẩm rau hữu cơ chứng nhận tiêu chuẩn PGS vào thị trường thuộc hệ thống Siêu thị thành phố Hồ Chí Minh. Hiện công ty đã ký kết thu mua dài hạn với giá từ 20.000 đ – 40.000 đ/kg đối với sản phẩm được chứng nhận sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS. Được biết, chi phí sản xuất trung bình khoảng 25.500.000 đồng/1.000 m2/năm. Lợi nhuận bình quân: 30.000.000 đồng/hộ/năm.

 

Kết thúc hội nghị, ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu kết luận và đưa ra ý kiến chỉ đạo: Mô hình sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS là hướng đi đúng và tất yếu, cần duy trì và phát huy hơn nữa trong việc nhân rộng mô hình. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp cần tiếp tục phối  hợp các doanh nghiệp, các đơn vị thuộc sở và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch duy trì và phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung tạo ra hàng hóa quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực trong trồng trọt. Tập huấn triển khai nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS trên địa bàn tỉnh; Ban điều phối PGS tiếp tục kiểm tra quản lý, giám sát các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ.

 

Đối với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp nhằm tham gia kiểm tra, giám sát quản lý đầu vào của sản xuất hữu cơ như: giống, vật tư đầu vào, đất, nước và quy trình canh tác theo đúng qui định; Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản theo dõi quản lý và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hữu cơ đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ.

 

Có như vậy, ngành nông nghiệp sẽ từng bước thực hiện thành công chương trình phát triển nông nghiệp hữu cơ, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 của tỉnh đề ra.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý