Hội thảo “Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải ao nuôi tôm siêu thâm canh”

Ngày 22/10/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2474/QĐ-UBND cho phép triển khai thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý nước thải ao nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, đề tài do Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ Công nghệ và Môi trường thực hiện, ThS-NCS. Nguyễn Phú Bảo làm chủ nhiệm đề tài.

 

PGS. TS. Lâm Văn Tân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội thảo.

 

Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng nuôi tôm siêu thâm canh và tình hình xử lý nước thải nuôi tôm hiện tại trên địa bàn tỉnh Bến Tre, qua đó thiết kế, xây dựng quy trình xử lý nước thải cho ao nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre đạt QCVN 02-19:2014/BNNPTNT với công suất 500m3/ngày và tái sử dụng lại trên 70% lượng nước thải từ ao nuôi tôm siêu thâm canh với chất lượng nước đạt yêu cầu chất lượng nước cấp vào ao nuôi.

 

Để sản phẩm đề tài mang tính khoa học cao, sát thực tiễn, ngày 26/01/2024, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ Công nghệ và Môi trường là đơn vị chủ trì thực hiện buổi hội thảo khoa học với chủ đề: “Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải ao nuôi tôm siêu thâm canh”. PGS. TS. Lâm Văn Tân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì hội thảo. Chương trình có sự tham dự của đại diện các sở, ngành, huyện, các doanh nghiệp, trại giống thủy sản và các hộ nuôi tôm địa bàn tỉnh.

 

Ông Nguyễn Văn Buội, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tham luận tại hội thảo.

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã được đại diện đơn vị chủ trì báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài, những nội dung của đề tài và các tham luận về các vấn đề như: Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; Quản lý nhà nước về ô nhiễm môi trường do hoạt động nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Một số công nghệ xử lý nước thải ao nuôi tôm siêu thâm canh; Nghiên cứu thiết kế mô hình hệ thống tuần hoàn nước nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp mật độ cao; Báo cáo kết quả triển khai mô hình xử lý nước từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học; Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của mô hình xử lý nước thải ao nuôi tuần hoàn nước cùng với việc góp ý hoàn thiện sổ tay xử lý nước thải nuôi tôm siêu thâm canh.

 

Ao nuôi tôm siêu thâm canh tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

 

Qua đó, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận về những nội dung đã được nhóm thực hiện trình bày và chia sẻ thêm về những kinh nghiệm trong quá trình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả cùng với các nội dung cần lưu ý trong quá trình nuôi như xử lý nước thải ao tôm, mật độ vi sinh, các chất có hại, các mầm bệnh nguy hiểm, giá thành đầu tư cho từng loại mô hình để người nuôi lựa chọn cho phù hợp và góp ý sổ tay hướng dẫn cần nêu ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp để chuyển giao cho người dân thực hiện theo quy trình. Đồng thời, các đại biểu đề xuất cần quan tâm đào tạo nguồn lực phục vụ nuôi tôm công nghệ cao; triển khai mô hình nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn tại các hộ nuôi để năng cao năng suất và lợi nhuận.

 

Quang cảnh hội thảo.

 

Con tôm được xác định là đối tượng nuôi chủ lực, là ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò là trụ đỡ và góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bến Tre thì công tác bảo vệ môi trường và tăng cường đầu tư khoa học và công nghệ vào xử lý, quản lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản luôn cần thiết và đổi mới đáp ứng theo tình hình thực tế trong và ngoài nước nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng. Kết quả bước đầu của đề tài đã góp phần đánh giá được hiện trạng xử lý nước thải từ việc nuôi tôm và giảm chi phí cho xử lý nước thải, định hướng cho việc cải thiện môi trường bằng giải pháp thân thiện môi trường trong ngành nuôi trồng thủy sản, góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý