“Điểm nghẽn” cần tháo gỡ thị trường khoa học và công nghệ

Đến nay, thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) dần hình thành, phát triển và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: thể chế, chính sách phát triển thị trường KH&CN từng bước được hoàn thiện; nguồn cung hàng hóa KH&CN ngày càng tăng, kết quả nghiên cứu dần trở thành hàng hóa được các doanh nghiệp (DN) đón nhận; nhu cầu, năng lực tiếp nhận, hấp thụ và làm chủ công nghệ của các DN ngày càng được cải thiện; các tổ chức trung gian từng bước được hình thành và phát triển, công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm KH&CN tiếp tục được đẩy mạnh.

 

Hỗ trợ Nhóm dự án Tôi dám thay đổi tập huấn cộng tác viên.

 

Bến Tre có Chỉ số (TFP) đóng góp vào tăng trưởng năm 2023 đạt 47%, đạt 100 % so với cả năm (năm 2023 là 47%), đạt 117,5% so với nhiệm kỳ 2020-2025 (nhiệm kỳ 2020-2025 là 40%). Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 37%, vượt 112.1 % so với cả năm (năm 2023 chỉ tiêu giao là 33%), đạt 92,5% so với nhiệm kỳ 2020 – 2025 (Nhiệm kỳ 2020-2025 là 40%). Năm 2023, tỉnh có: 01 đơn đăng ký, 05 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp; giải pháp hữu ích: 02 đơn đăng ký, 01 bằng độc quyền; sáng chế: 02 đơn đăng ký, 01 bằng độc quyền. Lũy kế đến nay Bến Tre: có 127 kiểu dáng công nghiệp, 06 sáng chế và giải pháp hữu ích được cấp bằng độc quyền.

 

Tỉnh đã hỗ trợ thành lập mới 01 doanh nghiệp KH&CN, phát triển thêm sản phẩm công nghệ là “Hệ thống rửa cơm dừa” với sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN là cơm dừa rửa sạch. Đến nay, tỉnh có 15 tổ chức KH&CN, 10 doanh nghiệp KH&CN.

 

Tổ chức triển khai Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND ngày 05/7/2023 của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích, hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn tỉnh. Trong năm, tỉnh đã tiếp và làm việc với 227 dự án, ý tưởng, hộ kinh doanh chuyển lên DN; có 37 hộ kinh doanh chuyển lên DN, đạt 9,89% kế hoạch, 166 DN khởi nghiệp, đạt 124,81% kế hoạch; hỗ trợ 365 lượt DN thực hiện các thủ tục về kinh doanh; hiện 04 DN, dự án khởi nghiệp đăng ký làm việc thường xuyên tại không gian làm việc chung Mekong Innovation Hub; giới thiệu 02 lượt DN tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, kết quả có 01 DN tiếp cận với số vốn 02 tỷ đồng; tổ chức 19 lớp đào tạo với 1.385 học viên về phát triển và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp đào tạo khởi nghiệp ĐMST.

 

Tồn tại hạn chế: về tổng thể, thị trường KH&CN nước ta còn tồn tại một số rào cản, vướng mắc, “điểm nghẽn” cần được sớm tháo gỡ, khắc phục, cụ thể là: Hệ thống chính sách, pháp luật về chuyển giao công nghệ, sàn giao dịch công nghệ còn chưa đồng bộ, thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo động lực cho thương mại hóa, đẩy mạnh cung-cầu công nghệ; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành chưa tốt; còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung công nghệ từ nước ngoài; nhiều kết quả nghiên cứu chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường; hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu còn trầm lắng; DN khó tiếp cận với nguồn cung công nghệ có chất lượng; năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của DN còn yếu; các tổ chức trung gian chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới, xúc tiến, chuyển giao công nghệ còn yếu; thiếu các tổ chức trung gian có vai trò đầu mối với quy mô cấp vùng, quốc gia và kết nối với thị trường quốc tế.

 

Nhằm khắc phục các tồn tại, bất cập nêu trên để tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 05/10/2023 chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu.

 

Rà soát, đề xuất, ban hành các quy định pháp luật về góp vốn, thoái vốn khi tổ chức, cá nhân góp vốn bằng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ, tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN. Xây dựng, triển khai các chính sách cụ thể để thu hút chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia người nước ngoài tham gia vào hoạt động phát triển thị trường KH&CN tại Việt Nam. Xây dựng, ban hành các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá hoạt động của thị trường KH&CN và hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương áp dụng. Nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp lý về sàn giao dịch công nghệ để bảo đảm thị trường KH&CN hoạt động công khai, minh bạch, lành mạnh và bền vững.

 

Hỗ trợ hình thành mạng lưới các tổ chức trung gian trong nước và kết nối với mạng lưới các tổ chức trung gian khu vực và quốc tế. Xây dựng, đưa vào sử dụng trong năm 2024 cổng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường KH&CN nhằm cung cấp thông tin công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu ứng dụng, đổi mới công nghệ của DN. Nghiên cứu, đề xuất thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách nhà nước vào sản xuất, kinh doanh. Nghiên cứu, đề xuất phương án thúc đẩy DN thành lập và sử dụng hiệu quả quỹ phát triển KH&CN trong hoạt động tái đầu tư cho nghiên cứu KH&CN phát triển công nghệ của DN.

 

Rà soát và đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công để làm rõ các quy định về việc quản lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế và tính đặc thù của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách liên quan đến tiếp cận tín dụng của DN trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng phục vụ ngành hàng xuất khẩu chủ lực và công nghệ tiên tiến có khả năng tạo giá trị gia tăng cao. Rà soát và đề xuất giải pháp phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho viên chức tham gia, quản lý, điều hành DN khởi nguồn trong các đơn vị sự nghiệp công lập, các viện nghiên cứu, trường đại học (spin-off). Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo nhu cầu/đơn đặt hàng của DN để tăng cung, kích cầu hàng hóa KH&CN; thúc đẩy thương mại hóa, đưa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh.

 

Các địa phương chủ xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí triển khai các chương trình, đề án phát triển thị trường KH&CN tại địa phương. Tổ chức quản lý, triển khai hiệu quả các chương trình, đề án phát triển thị trường KH&CN tại địa phương; tập trung ưu tiên các hoạt động xúc tiến thị trường, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thương mại hoá kết quả nghiên cứu, phục vụ phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm công nghiệp địa phương, sản phẩm OCOP.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý