500m2 đất, thu nhập gần 4 triệu đồng/tháng với mô hình trồng hoa lan

Thú chơi hoa kiểng từ lâu được xem là 1 trong những thú chơi tao nhã cho mọi người. Nhưng có người không những đam mê với nghề trồng hoa kiểng mà thông qua đó còn phát triển kinh tế gia đình. Đó chính là mô hình trồng hoa lan cắt cành của anh Phạm Xuân Tiền, ấp Chánh, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành.

Năm 2011, anh Phạm Xuân Tiền đầu tư trên 130 triệu đồng trồng hoa lan denro với 500 m2 đất. Sau 7 tháng trồng, anh bắt đầu thu hoạch được 800 hoa/đợt, mang về thu nhập 400 ngàn đồng/đợt xuất bán đầu tiên. Thấy có hiệu quả kinh tế, anh tiếp tục mở rộng số lượng chậu hoa, nhằm nâng cao thu nhập. Đến nay, anh có 10 ngàn chậu lan denro tím. Cứ sau 3 ngày, anh xuất bán 1 đợt cho các thương lái đến từ thành phố Bến Tre. Hiện, hoa lan trong vườn của anh Tiền có chiều cao từ 30-40cm, mỗi cành cho khoảng 10 hoa. Với giá bán khoảng 600 đồng-800 đồng/hoa, anh mang về lợi nhuận gần 4 triệu đồng/tháng, tương ứng gần 50 triệu đồng/năm.

Để vườn lan denro phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Phạm Xuân Tiền không những tìm tòi học hỏi kinh nghiệm trồng lan từ sách, báo mà anh còn chịu khó đến hộ trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

Anh Tiền chia sẻ: “Để vườn lan phát triển tốt và đạt năng suất thì cần chú ý đến phân, thuốc phải đầy đủ, và phải tuân thủ đúng lịch phun thuốc. Tại vườn lan denro của tôi thì độ ẩm của nó khoảng 80%. Nhưng nếu mưa nhiều quá thì cũng không tốt cho cây, bởi vì rất dễ dẫn đến mầm bệnh phát triển. Dự kiến đến khi cây được 2 năm tuổi (khoảng đầu năm sau), mỗi ngày tôi có thể thu hoạch 1 lần, với năng suất đạt khoảng 1 ngàn hoa”.

Lan denro tím là 1 trong những loài hoa được thị trường ưa chuộng và mang lại kinh tế cao cho người trồng. Với mức đầu tư và diện tích đất trồng không đáng kể, chủ yếu là sự khéo léo, tỉ mỉ, của người trồng trong việc chăm sóc. Vì thế, mô hình trồng hoa lan denro được xem là 1 trong những mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, cần được nhân rộng.

Trúc Lan

Đài Truyền thanh huyện Châu Thành

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý