Hội thảo khoa học ứng dụng tiêu chuẩn sản xuất an toàn thực phẩm VietGap, GlobalGap trên cây ăn trái

Ngày 11/6/2013, Sở Khoa học công nghệ, Ban quản lý Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Ứng dụng tiêu chuẩn sản xuất an toàn thực phẩm VietGAP, GlobalGAP trên cây ăn trái”. Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội cây-trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp tỉnh Bến Tre lần thứ XIII năm 2013.

 th

Các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và đại biểu nông dân trồng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh tham dự hội thảo.

Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là xu thế phát triển tất yếu của toàn cầu, trên thế giới, các nước phát triển đã thực hiện việc này từ lâu. Đối với Việt Nam vẫn còn mới mẻ và đang từng bước thực hiện, bước đầu có những mặt được và mặt hạn chế cần nhìn nhận, rút kinh nghiệm.

Về thuận lợi, trong quá trình thực hiện đã nhận được sự đồng tình của các ngành, các cấp chính quyền địa phương. Đa số các mô hình đều do các chương trình, đề án, dự án tài trợ. Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại được tích cực tiến hành. Tuy nhiên, quy hoạch vùng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP chưa hoàn thiện, thị trường sản phẩm chưa ổn định, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hiện đại khó đáp ứng, có chính sách nhưng chưa đủ mạnh để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư áp dụng quy trình GAP.

Ở Nam Bộ có tổng diện tích trồng cây ăn trái năm 2011 ước đạt 415.000 ha, sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có khoảng 0,14% diện tích được chứng nhận GAP.

Mục tiêu của sản xuất theo tiêu chuẩn GAP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người sản xuất, tiêu dùng và môi trường, nâng cao giá trị thương phẩm mặt hàng trái cây, hướng đến xây dựng thương hiệu, ổn định thị trường tiêu thụ.

Vấn đề đặt ra là các nhà vườn trồng cây ăn trái phải liên kết với nhau sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, chất lượng và mẫu mã đồng đều, đảm bảo an toàn thực phẩm và có thể truy nguyên nguồn gốc sản xuất. Đồng thời nhà vườn và doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên.

Việt Cường

Đài Truyền thanh Chợ Lách

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý