Bình Đại-trồng thành công cây ca cao trên vùng đất phù sa nhiễm mặn

Trong những năm gần đây, phong trào trồng xen cây ca cao trong vườn dừa, vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện Bình Đại, theo Dự án Phát triển 10.000 ha ca cao của tỉnh Bến Tre được nhiều nông dân trong huyện hưởng ứng, đã góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác. Tuy nhiên, đối với vùng đất phù sa bị nhiễm mặn ở xã Vang Quới Đông để trồng được cây ca cao là đều rất khó nhưng ông Phạm Văn Răng, ở ấp Vinh Xương, người đã trồng thành công cây ca cao trên vùng đất phù sa nhiễm mặn này cách đây 3 năm.

Năm 2009, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ông Răng biết được cây ca cao trồng xen trong vườn dừa rất phù hợp, có thể cho lợi nhuận kinh tế cao mà không phá đất như các loại cây trồng khác, vậy là ông tìm đến cơ sở bán giống ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre mua 400 gốc cây ca cao giống về trồng xen trên 13 công đất trồng dừa. Ở mỗi khoảng trống của 1 gốc dừa ông Răng xen vào 2 gốc ca cao và ở mỗi hàng dừa ông đào 1 cái mương để giữ nước cho cây.

Nhờ nắm chắc kỹ thuật trồng và chăm bón cây ca cao thông qua kinh nghiệm học hỏi trên sách, báo, đài và các lớp tập huấn do ngành chức năng tổ chức nên vườn ca cao của ông Răng hiện đang phát triển rất tốt và đang bắt đầu cho trái chiến.

Ông Răng cho biết: “Để có được vườn ca cao xen dừa xanh tốt trên vùng đất phù sa nhiễm mặn như hiện nay, ông luôn chú trọng đến khâu chăm sóc. Đặc biệt là việc đảm bảo nguồn nước ngọt đủ tưới cho cây vào những mùa nắng nóng (từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch) và 2 tháng bị nhiễm mặn (tháng 3 đến tháng 4 âm lịch) để cây không bị chết khô. Khi ca cao trồng xuống được một tháng ông dùng phân Urê kết hợp phân DAP tưới cho cây định kỳ 2 tháng một lần và tỉa cành tạo độ thoáng giúp trái phát triển tốt không bị kẹt. Ngoài ra, vào đầu mùa mưa bón phân lân 1 lần và cuối mùa mưa ông lại bón tiếp phân lân lần thứ 2 để giảm độ phèn, độ mặn của đất, đồng thời dùng lá cây phủ lên gốc ca cao vào mùa nắng nóng, chủ yếu là lá dừa phủ trên gốc cây khoảng 10 bẻo/1 gốc và đắp bùn lên để giữ độ ẩm cho cây”.

Do trồng trên vùng đất nhiễm mặn nên ông Răng chưa cho cây đậu trái nhiều, mỗi cây chỉ để khoảng 5-7 trái, chủ yếu là để dưỡng cây. Tháng 5 năm 2011 vừa qua, là năm đầu tiên ca cao cho thu hoạch, mỗi tuần ông Răng hái được 30kg, bán với giá 4.000 đồng/1kg. Thời gian qua, vườn ca cao của ông Răng được xem là mô hình điểm để cho nông dân trồng ca cao ở các vùng nhiễm mặn trong huyện và nông dân trồng không thành công ca cao trên vùng đất nhiễm mặn của xã đến tham quan, học hỏi kỹ thuật trồng để về áp dụng trên vùng đất nhà.

Thành công của việc trồng ca cao trên vùng đất nhiễm mặn của ông Phạm Văn Răng đã tạo sự phấn khởi cho chính quyền trong xã, nhằm góp phần giúp cây cao cao từng bước được nhân rộng và phát triển trên đất phù sa nhiễm mặn xã Vang Quới Đông.

Thanh Hương

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý