Nâng cao vai trò các Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương, đưa được khoa học và công nghệ về đến cơ sở

Nâng cao vai trò các Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương, đưa được khoa học và công nghệ về đến địa phương là một trong các nội dung trong Thông báo số 84/TB-VPCP ngày 30/4/2021 của Văn phòng Chính phủ đã ban hành Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về định hướng nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2021 - 2025.

 

Phó Thủ tướng đã chỉ đạo để Việt Nam bức phá, phát triển nhanh và bền vững, khó có cách nào khác là phải có những đột phá mới để khoa học và công nghệ trở thành sức mạnh, động lực thực sự. Bộ Khoa học và Công nghệ phải chủ động đề xuất, phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành để tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc từ nhiều năm nay, trước mắt, tập trung một số định hướng, nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

 

- Cần dựa trên nghiên cứu xu thế khoa học và công nghệ của thế giới, tìm ra những vấn đề mới để kiến nghị. Trong đó, chú trọng một số công nghệ ưu tiên cần tập trung phát triển để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như công nghệ về sức khỏe, trí thông minh nhân tạo, vật liệu mới, tích trữ năng lượng... Bộ Khoa học và Công nghệ kiến nghị chi tiết hơn, xác định rõ những công nghệ trọng điểm cần ưu tiên phát triển dựa trên thế mạnh, thực tiễn của Việt Nam.

 

- Xác định, quy hoạch lại hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Việt Nam trong thời kỳ mới, ngoài hai Viện Hàn lâm: Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Khoa học xã hội Việt Nam, hai Đại học Quốc gia: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các Viện nghiên cứu trực thuộc bộ, ngành..., cần đặc biệt lưu ý đến các trường đại học, các viện nghiên cứu thuộc doanh nghiệp. Từ đó, xác định nhiệm vụ đặt hàng nghiên cứu, nguồn lực Nhà nước sẽ tập trung đầu tư, mức độ đầu tư và cơ chế tài chính, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, động viên doanh nghiệp tham gia phát triển khoa học và công nghệ, củng cố hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ. Chủ động đề xuất sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

 

- Tập trung rà soát toàn bộ, hệ thống các chương trình, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ ở các cấp để khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực, thực sự trở thành sức mạnh. Bộ Khoa học và Công nghệ phải đi đầu, cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính tin học hoá toàn bộ hoạt động quản lý, điều hành hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong đó, nắm chắc được tất cả nguồn lực khoa học và công nghệ (con người, tài chính, tài sản vật chất, tài sản vô hình về sở hữu trí tuệ) của cả đất nước ở tất cả các chuyên ngành.

 

- Đổi mới thực sự cơ chế, phương thức quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Xây dựng cơ chế Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm về chất lượng nghiên cứu, để tháo gỡ vướng mắc quy trình, thủ tục liên quan đến các đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước theo hướng chấp nhận nguyên tắc rủi ro trong khoa học, tin các nhà khoa học thay vì quản lý theo hướng chống thất thoát. Công khai, minh bạch tất cả các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu để chính các nhà khoa học và cộng đồng giám sát (giám sát ngang hàng). Tiếp tục đổi mới cơ chế phân bổ, quản lý vốn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ theo tinh thần ứng dụng công nghệ thông tin quản lý thống nhất, liên thông, minh bạch, công khai tất cả yêu cầu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.

 

- Có cách tiếp cận mới, toàn diện về sản phẩm quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối, trong đó đặc biệt chú trọng tiêu chí là sản phẩm trí tuệ của Việt Nam, công nghệ của Việt Nam. Hình thành những đầu bài lớn, công nghệ lõi, dự án lớn về khoa học cơ bản, đặt hàng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các đại học lớn để thực hiện các sản phẩm, công nghệ trọng điểm quốc gia.

 

- Phối hợp với Bộ Tài chính, xây dựng cơ chế hạch toán tài chính đối với doanh nghiệp đầu tư vào khoa học và công nghệ, có cơ chế để các doanh nghiệp tăng cường lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, cũng như tháo gỡ các vướng mắc, hạn chế về tín dụng, nguồn vốn, thuế, đất đai, hỗ trợ tiếp cận thị trường... nhất là đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up), để doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo.

 

- Có chính sách, giải pháp để đại học thực sự trở thành các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ. Bộ Khoa học và Công nghệ là đầu mối định hướng nội dung hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý điều hành các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ chế liên quan đến giảng viên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.

 

- Nâng cao vai trò các Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương, đưa được khoa học và công nghệ về đến địa phương, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ giải quyết các yêu cầu cụ thể tại địa phương. Tiếp tục đổi mới, xác định các ngành, lĩnh vực trọng điểm, có hướng dẫn cụ thể, nêu các yêu cầu, đề tài công khai để đội ngũ khoa học cả nước được tiếp cận. Bộ Khoa học và Công nghệ cần có hướng dẫn rất cụ thể, theo đó Sở Khoa học và Công nghệ giúp tỉnh nêu yêu cầu, đầu bài, Bộ Khoa học và Công nghệ tập hợp thành các nhóm nhiệm vụ khoa học và công nghệ, công khai để đội ngũ khoa học đều được tiếp cận, thực hiện.

 

Nhằm thực hiện tốt chỉ đạo này, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã khẩn trương trình Ủy ban nhân dân tỉnh Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 –2025, định hướng đến năm 2030 tại Tờ trình số 521/TTr-SKHCN ngày 10/5/2021.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý