Sản xuất rượu vang bằng bã dứa phế thải

imagePhân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa nghiên cứu thành công quy trình chế biến rượu vang từ nguồn dứa phế thải ở các nhà máy chế biến rau quả. Bã dứa (vỏ, mắt, miếng vụn) đã ép lần thứ nhất vẫn còn 80% nước có thể tận dụng để ép làm dịch dứa.

Loại nước ép này vẫn có hương vị tốt, màu sắc đẹp, rất thích hợp để chế biến rượu vang. Ngoài tận dụng nguồn dịch dứa để làm rượu, bã khô được sấy hoặc phơi nắng làm thức ăn gia súc hoặc chế biến làm phân bón, rất tốt cho môi trường. Hiện nay, một nhà máy chế biến rau quả (làm nước cô đặc) vào mùa dứa ước tính mỗi ngày cũng thải ra khoảng 50 tấn bã. Nếu số bã này đổ đi, phải mất chi phí khoảng 200 triệu đồng/năm.

Tận dụng được nguồn bã phế thải này để sản xuất rượu vang vừa có lợi cho môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dây chuyền ép, sấy làm rượu vang của Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đạt năng suất 2 tấn nguyên liệu/giờ, hiện đã được chuyển giao cho nhiều nhà máy chế biến rau quả ở TP.HCM.
 Theo NLĐ

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022