9 dấu nhấn khoa học và công nghệ Bến Tre năm 2016

Năm 2016 đã qua, Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bến Tre điểm lại 9 dấu nhấn trong năm như sau:

1. Ban hành 03 văn bản quan trọng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn 493-CV/TU ngày 14/10/2016 về việc triển khai thực hiện Kết luận 06-KL/TW ngày 01/9/2016 của Ban Bí thư (khóa VII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 15/4/2016 về việc ban hành quy định về quản lý các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre và Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 về việc ban hành Quy định về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

2. Lần đầu Sở KH&CN xác định tốc độ đổi mới công nghệ, giá trị sản phẩm ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
Tốc độ đổi mới công nghệ giai đoạn 2012 – 2015 của tỉnh vào khoảng 10,73% đạt 54,65% so với chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020 của tỉnh (theo Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020 là 20%/năm), xấp xỉ tốc độ đổi mới công nghệ quốc gia giai đoạn 2011 – 2014 là 10,68%. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt: 22,8%.

3. Lần đầu xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước.
Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy xác nhận số 28/CN-UBND ngày 30/5/2016 xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước đối với nhiệm vụ KH&CN: “Thiết kế mô hình hoạt động cho nông trại du lịch Vàm Hồ ở Bến Tre” của Công ty TNHH Du lịch sinh thái Hải Vân. Địa chỉ: ấp Tân Quý xã Tân Mỹ huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre với danh mục kết quả hình thành từ nhiệm vụ KH&CN, gồm: danh mục dịch vụ du lịch được mô tả chi tiết về định lượng đầu vào, chi phí dự kiến và giá bán, qui trình tổ chức cung ứng và cách thức quảng bá của 4 loại dịch vụ; đề xuất tái bố trí mặt bằng phù hợp với việc cung cấp dịch vụ. Đây là sản phẩm xác nhận đầu tiên được thực hiện theo Thông tư số 02/2015/TT-BKHCN, ngày 06/03/2015 của Bộ KH&CN Quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước.

4. Lần đầu giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
Lần đầu tiên sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu máy tách vỏ trái dừa công suất suất 800 – 1000 trái/giờ” do  ngân sách nhà nước cấp được tiến hành giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu theo Thông tư số 15/2014/TT-BKHCN, ngày 13/6/2014 của Bộ KH&CN Quy định trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

5. Lần đầu có nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu lúa sạch.
Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KH&CN đã cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận Bò Ba Tri, trở thành nhãn hiệu chứng nhận đầu tiên được bảo hộ tại Bến Tre. Cục cũng đã cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể Lúa sạch Thạnh Phú và là nhãn hiệu lúa sạch đầu tiên được bảo hộ tại địa phương.

6. Lần đầu có nhiều kết quả nghiên cứu sát thực tiễn.
Có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã, đang giải quyết được vấn đề bức xúc của Bến Tre: thiết kế, gia công chế tạo thành công máy lột vỏ dừa công suất trung bình 1.000 trái/giờ tăng 6,4 lần so với thủ công với chế độ tự động tách sạch vỏ hoặc giữ lại xơ mầu, cần 1 đến 2 người vận hành máy, chi phí sản xuất giảm 8 lần, đảm bảo an toàn lao động; giải pháp phòng trị sâu đục trái bưởi và nhân, nuôi, thả thành công 15.000 con ong ký sinh sâu đục trái bưởi với hiệu quả phòng trị đạt trên 80%; quy trình công nghệ xử lý và bảo quản nhãn tiêu da bò an toàn vệ sinh thực phẩm, màu sắc quả nhãn tự nhiên với thời gian bảo quản 28 ngày có tỷ lệ quả hỏng nhỏ hơn 7%; quy trình công nghệ bảo quản măng cụt với  thời gian bảo quản 20 ngày có tỷ lệ quả hỏng nhỏ hơn 7%.

7. Lần đầu phòng, chống hạn mặn khốc liệt lịch sử.
Thực hiện thành công một số mô hình giúp người dân phòng, chống hạn mặn như: mô hình tưới nhỏ giọt dinh dưỡng trên xoài tiết kiệm nguồn nước tưới, phân bón 3 lần; tiết kiệm nhân công 10 lần; lợi nhuận tăng khoảng 5% trên 01 ha. Mô hình tưới tiết kiệm nước trên cây dưa hấu tiết giảm nguồn nước tưới, phân bón 3 lần; giảm nhân công lao động 10 lần; lợi nhuận tăng gấp 2,2 lần trên 01 ha so với trước. Hỗ trợ phân tích miễn phí 158 mẫu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Đồng thuận với quan điểm của Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách là không tiến hành khoan, đào giếng nước để lấy nước ngầm nhằm tránh hiện tượng mặn xâm nhập sâu,  bảo vệ  và giữ lại tầng nước ngầm, đất canh tác của vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản Chợ Lách cho đời sau.

8. Lần đầu khởi động kế hoạch khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp.
Sở KH&CN Bến Tre ban hành Kế hoạch Thực hiện Chương trình Đồng Khởi Khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bến Tre. Mục tiêu tạo môi trường, động lực thúc đẩy quá trình ươm tạo, hình thành và phát triển loại hình các tổ chức KH&CN và tiền đề ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao trên nền tảng khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã nghiệm thu, mô hình kinh doanh mới; đồng thời, hỗ trợ việc ứng dụng tiến bộ KH&CN và đổi mới công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

Sở ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 05/8/2016 của Tỉnh ủy Bến Tre Về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025. Với nội dung hoàn thiện, nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các ngành hàng nông thủy hải sản của tỉnh theo hướng nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân; thúc đẩy sản xuất kinh doanh; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng, ứng dụng KH&CN, đổi mới công nghệ chế biến; giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm.

9. Lần đầu Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bến Tre được chỉ định là Phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và chứng đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bến Tre, địa chỉ: số 415A đường Nguyễn Thị Định ấp Phú Chánh xã Phú Hưng thành phố Bến Tre tỉnh Bến Tre được Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là Phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm với mã số phòng thử nghiệm: LAS-NN108 vào ngày 25/03/2016 và được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường với mã số VIMCERTS 157 vào ngày 08/4/2016.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022