Nhiều giải pháp ứng phó, thích nghi biến đổi khí hậu

Bến Tre được xác định là một trong các tỉnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Hiện Bến Tre đang chịu tác động, ảnh hưởng biến đổi khí hậu rõ nét, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng, nước biển dâng cao, mặn theo các cửa sông chính xâm nhập sâu vào đất liền, nước ngọt phục vụ sinh hoạt thiếu trên diện rộng, vườn cây ăn trái đặc sản của tỉnh bị mặn xâm nhập, nguy cơ xảy ra ô nhiễm nguồn nước… Tỉnh đã thành lập Văn phòng thích ứng biến đổi khí hậu. Ông Erik H.J. Keus, cố vấn của Danida (chương trình hợp tác phát triển Việt Nam-Đan Mạch) hiện đang hỗ trợ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu tại tỉnh. Phóng viên đã phỏng vấn ông Erik H.J. Keus xung quanh nội dung này.
 


hcÔng Erik H.J.Keus (người bên phải) nhận huy chương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Xin ông giới thiệu sơ nét về bản thân?

Tôi họ Keus, tên chính thức là Hendrik Jan, thường được gọi là Erik. Tôi đến từ đất nước Hà Lan. Hiện tôi 50 tuổi, có vợ và hai con sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi thường về thăm họ trong ngày cuối tuần. Tôi là cố vấn cấp tỉnh cho chương trình thích ứng  biến đổi khí hậu, làm việc cho Chính phủ Đan Mạch và được phân công để tư vấn về thích ứng biến đổi khí hậu cho Văn phòng thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia tại Bến Tre. Tôi đã hơn 20 năm kinh nghiệm trong hợp tác kỹ thuật. Tôi đã làm việc với tổ chức Nông Lương  của Liên Hợp Quốc ở Zambia, Mexico và Indonesia; làm việc cho Chính phủ Đan Mạch (Danida) tại Bangladesh. Gần đây nhất, tôi làm việc cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hà Nội. Vào ngày 3-3-2011, tôi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng huy chương, với thành tích có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian làm việc tại Hà Nội, tôi đã phối hợp chặt chẽ với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 9 tỉnh của Việt Nam, trong đó có Bến Tre. Tôi rất thích môi trường và sự hiếu khách của người dân Bến Tre. Vì vậy, tôi rất vui được về làm việc tại đây.

  * Xin được biết vì sao, Bến Tre được chọn thí điểm Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu?

Bến Tre là một trong hai tỉnh được chọn thí điểm cho Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (tỉnh thí điểm khác là Quảng Nam). Bởi, nơi đây là điển hình cho các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, một khu vực rất quan trọng ở Việt Nam; lý do khác nữa là sự hợp tác tốt đẹp giữa UBND tỉnh Bến Tre và Đại sứ quán Đan Mạch, quan trọng nhất là nhiều chuyên gia nhận định Bến Tre sẽ là một trong các tỉnh của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.

Tôi xin nói rõ, biến đổi khí hậu là do sự gia tăng nhiệt độ của trái đất. Nhiệt độ đang tăng lên vì sức nóng của mặt trời không thể thoát ra từ trái đất nhiều như trước. Điều này là do sự gia tăng khí nhà kính quanh trái đất, chuyển động như một cái chăn quanh trái đất. Những tấm chăn ngày càng dày hơn và chúng ta ngày càng nóng hơn. Nếu chúng ta giảm phát thải, biến đổi khí hậu sẽ giảm hơn. Nhưng điều này không chỉ phụ thuộc vào những người dân ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới phải làm như vậy, vì tấm chăn bao trùm cả trái đất. Khí nhà kính sinh ra từ việc đốt than, hình thành hàng triệu năm từ các loại cây đã chết. Vì vậy, các khí nhà kính đã được đưa ra khỏi không khí, ẩn bên trong than hàng triệu năm và bây giờ sẽ trở lại vào không khí rất nhanh và sẽ gây ảnh hưởng.

* Biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến một quốc gia ?

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều hậu quả. Khi trái đất nóng hơn, băng đang tan chảy và có nhiều nước ra biển, nước biển sẽ cao hơn. Vì vậy, trong tương lai nước biển có thể quá cao, nó sẽ tràn vào đất liền nếu không có đê. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến mưa, gió, bão mạnh diễn ra. Những điều đó, chúng ta có thể được nhìn thấy ở Việt Nam và các nước khác. Mặc dù trong một vài mùa mưa, mưa sẽ nhiều hơn nhưng vào mùa khô ít mưa như vậy sẽ gây ra vấn đề hạn hán. Một tác động khác quan trọng đối với Bến Tre là sự gia tăng các cơn bão. Bởi vì, ít mưa và nước biển dâng cao hơn, nước mặn dễ dàng xâm nhập sâu vào đất liền. Điều quan trọng là người nghèo ở Bến Tre sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Người nghèo không có nhà vững chắc, họ không có tiền tiết kiệm để sử dụng trong trường hợp thiên tai, sản xuất năng suất thấp và khả năng thích ứng cũng thấp. Vì vậy, mục tiêu của chương trình đặc biệt là giúp đỡ người nghèo ở các vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

* Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu được triển khai tại Bến Tre như thế nào?

Các hậu quả của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến Bến Tre. Chính phủ Đan Mạch đã hỗ trợ Bến Tre phát triển cách thức để chuẩn bị ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, quyết định hỗ trợ này được thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, được điều phối bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường ở cấp Trung ương và Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre đã thành lập Văn phòng thường trực để phối hợp với các sở, ngành khác trong tỉnh như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng…để triển khai thực hiện chương trình.

Một tác động quan trọng của biến đổi khí hậu là sự gia tăng độ mặn ở các con sông và nước ngầm, do sự gia tăng mực nước biển; độ mặn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước uống. Vì vậy, chương trình sẽ hỗ trợ cho việc tăng khả năng có nước uống. Điều này có thể được thực hiện bằng cách xây dựng nhiều nhà máy xử lý nước và cải thiện biện pháp thu trữ nước mưa. Nước mưa là một nguồn rất tốt về chất lượng và chi phí thấp. Độ mặn ảnh hưởng đến nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, điều quan trọng là thay đổi phương pháp, để phát triển nhiều loại cây trồng, các loài cá khác nhau. Chương trình sẽ hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao các kiến ​​thức về công nghệ mới cho nông dân.

Hầu hết, biến đổi khí hậu bắt đầu các cuộc cách mạng công nghiệp 100 năm trước. Việt Nam chỉ gần đây sử dụng nhiều dầu hơn. Đây là một con số thấp, so với các nước ở Châu Âu hoặc Mỹ. Vì vậy, chúng ta có thể nghĩ rằng Việt Nam không giảm thiểu sử dụng dầu và điện. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng giá dầu sẽ cao hơn và có đôi khi rơi vào tình trạng thiếu điện. Một ý tưởng tốt để giảm thiểu việc sử dụng dầu và điện có thể được thực hiện mà không làm tăng chi phí. Hiện có một số công nghệ được biết đến có thể được thử nghiệm tại Bến Tre. Ví dụ năng lượng mặt trời, tuy tốn kém lắp đặt nhưng sau này không phải trả chi phí cho điện. Vì vậy, một hệ thống cần được phát triển sẽ cung cấp năng lượng mặt trời với chi phí thấp hơn chi phí của việc cung cấp điện bình thường. Điều này sẽ tiết kiệm chi phí, tăng việc làm, giảm áp lực trên lưới điện bình thường. Các nguồn khác của năng lượng thay thế có thể là từ nhiên liệu sinh học. Một thông tin được biết đến ở Bến Tre là khí sinh học. Các phương pháp cần phải được cải tiến tốt hơn để nhiều người sẽ thấy được lợi ích và xem thế nào nó có thể giảm chi phí nhiên liệu và tăng thu nhập bằng cách bắt đầu một doanh nghiệp mới do tiếp cận với chi phí khí gas thấp hoặc chi phí điện thấp được thực hiện bởi một máy phát điện chạy bằng biogas. Nhiên liệu sinh học có thể được làm từ nhiều nguồn với công nghệ mới, ví dụ từ mỡ cá tra, hoặc từ đường mía, thậm chí từ một số cỏ dại mọc trong các ao nuôi cá. Nghiên cứu về tất cả các công nghệ này đã được thực hiện ở nước ngoài và ở Việt Nam. Có một cơ hội cho Bến Tre áp dụng điều này với tình hình hiện tại và làm thí điểm cho các tỉnh khác ở Việt Nam.

Chương trình sẽ sử dụng nhiều nguồn lực để nâng cao nhận thức cho người dân Bến Tre về biến đổi khí hậu và đặc biệt là thích ứng  biến đổi khí hậu. Điều quan trọng là mọi người phải hiểu về biến đổi khí hậu thì họ mới hiểu được họ sẽ chuẩn bị những gì và họ sẽ có động cơ để tìm hiểu làm thế nào có thể chuẩn bị cho bản thân mình. Ví dụ, có thể nhìn vào nguồn nước uống và họ nghĩ cách để cải thiện. Hoặc nhìn vào ngôi nhà, họ nghĩ cách làm cho nó chắc hơn trong trường hợp có bão và mát trong trường hợp thời tiết rất nóng….

Tác động của biến đổi khí hậu giống như một lỗ nhỏ trên con đê. Nếu chúng ta phát hiện sớm và sữa chữa kịp thời thì lỗ hỏng được lấp lại, với chi phí và thiệt hại là rất nhỏ; ngược lại đợi cho đến khi lổ hỏng  lớn hơn và đê yếu đi thì các chi phí và thiệt hại lớn. Biến đổi khí hậu cũng tương tự, cần sớm thích nghi để tránh được rất nhiều tác động tiêu cực.

* Xin cảm ơn ông.

Trần Quốc (thực hiện)

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022