Chợ Lách chú trọng phát triển khoa học công nghệ

Đã có 10 đề tài, dự án khoa học công nghệ trên địa bàn huyện Chợ Lách được nghiệm thu hoặc đang triển khai trong thời gian gần đây. Điều đó chứng tỏ hoạt động khoa học công nghệ của huyện đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và thực tiễn mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hoạt động này ngày càng phát triển rộng khắp trên mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp.

 

cl             Dự án Phát triển 1.000 ha bưởi da xanh trên địa bàn huyện đã phát huy hiệu quả tích cực.

Những năm qua, huyện ủy luôn quan tâm lĩnh vực khoa học công nghệ, hàng năm đều đưa vào nghị quyết về nội dung đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong đời sống và sản xuất nhằm phát huy tiềm lực của địa phương, trên cơ sở đó ủy ban nhân dân huyện cụ thể hóa bằng kế hoạch thực hiện.

Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng khoa học công nghệ được nâng lên rõ nét. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác phối hợp triển khai các hoạt động khoa học công nghệ được các cấp các ngành quan tâm thực hiện tốt. Việc áp dụng khoa học công nghệ trong nhân dân dần trở nên phổ biến và bước đầu đạt một số hiệu quả tích cực. Công tác tuyên truyền vận động ứng dụng khoa học công nghệ được tiến hành thường xuyên thông qua hệ thống đài truyền thanh và tờ thông tin sinh hoạt nội từ huyện đến cơ sở.

Điều đáng kể là huyện đã và đang thực hiện 10 đề tài, dự án có liên quan đến khoa học công nghệ. Bao gồm: Dự án sản xuất thử nghiệm hợp chất ramale; Đề tài nghiên cứu khắc phục tình trạng suy thoái đất vườn và đề xuất biện pháp xử lý; Đề tài nghiên cứu khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng bằng biện pháp canh tác; Dự án phát triển 1.000 ha bưởi da xanh trên địa bàn huyện; Dự án xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng đạt chứng nhận GlobalGAP sản phẩm trái chôm chôm huyện Chợ Lách; Đề tài sự hình thành và phát triển nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng Cái Mơn; Đề tài bình tuyển, bồi dục và xây dựng vườn cây đầu dòng đặc sản phục vụ cho sản xuất giống cây ăn trái; Dự án nâng cao năng lực quản lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn và cây chôm chôm; Đề tài sưu tập và bảo tồn giống gà nòi huyện Chợ Lách.

Theo đánh giá, các cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện đúng quy trình, hầu hết các đề tài, dự án được hội đồng khoa học tỉnh nghiệm thu xếp loại khá, tốt và đặc biệt là dự án phát triển 1.000 ha bưởi da xanh trên địa bàn huyện được xếp loại xuất sắc.

Tuy nhiên, về mặt tổ chức nhân sự, đến nay huyện vẫn chưa bố trí biên chế chuyên trách, chỉ có kiêm nhiệm, do chưa được phân bổ biên chế, phần nào làm hạn chế khả năng cập nhật, ứng dụng các công nghệ mới, tổ chức chuyển giao kỹ thuật. Công tác kiểm tra định kỳ hàng năm về sở hữu trí tuệ, quản lý bức xạ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm chưa được tổ chức thực hiện tốt, khả năng tham mưu của đơn vị chủ quản vẫn còn hạn chế.

Đối với công tác xã hội hóa trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đến nay, huyện đã có 7 sáng kiến được hội đồng sáng kiến tỉnh công nhận và đều đoạt giải từ khuyến khích trở lên. Trên lĩnh vực nông nghiệp có các sáng kiến như: xử lý cây bưởi da xanh ra hoa theo ý muốn bằng phương pháp lãi lá; xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây chôm chôm, sầu riêng; khắc phục hiện tượng rụng trái sầu riêng monthong khi cây ra đọt non; nhân giống cây trồng bằng kỹ thuật ghép ngược; khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng monthong bằng phương pháp canh tác; về lĩnh vực giáo dục có sáng kiến về dụng cụ treo tranh lưu động và sáng kiến tận dụng phế phẩm vỏ, hạt nhãn làm phân hữu cơ thuộc lĩnh vực môi trường. Ngoài ra, còn có 572 sáng kiến được hội đồng sáng kiến huyện công nhận, tập trung ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lý, công tác Đảng, giáo dục và đào tạo. Việc đưa các sáng kiến được công nhận vào xét thi đua khen thưởng hàng năm cũng đã góp phần tạo ra nhiều ý tưởng hay phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và công tác chuyên môn.

Một hoạt động khoa học công nghệ rất được huyện xem trọng là công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế vườn. Ủy ban nhân dân huyện đã khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với hội nông dân, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, các viện, trường và các công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tổ chức tập huấn và hội thảo các chuyên đề về phòng trừ sâu bệnh, biện pháp chăm sóc cây trồng sau thu hoạch, chăm sóc hoa kiểng, phòng trị các bệnh trên gia súc, gia cầm, cách sử dụng phân bón tiết kiệm và hiệu quả, phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây ăn trái, phòng trừ bệnh chổi rồng trên cây nhãn,… theo phương châm nhà nước, nhà nông và nhà doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện.

Việt Cường

Đài Truyền thanh huyện Chợ Lách

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022