Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN

Công nghệ xử lý nước thải chế biến cơm dừa

Công nghệ xử lý nước thải chế biến cơm dừa

Bến Tre có hơn 70.000 ha dừa, chiếm gần 40% diện tích trồng dừa của cả nước, sản lượng hàng năm gần 600 triệu trái, trở thành vùng sản xuất, chế biến dừa lớn trong nước và khu vực. Bến Tre hiện có 1.970 cơ sở chế biến dừa với nhiều loại hình, qui mô khác nhau như thạch dừa, sữa dừa, dầu dừa, nước dừa, bột cốt dừa, cơm dừa nạo sấy, kẹo dừa, than hoạt tính, than gáo dừa, xơ dừa, mụn dừa,..

Công nghệ xử lý nước thải mực in

Công nghệ xử lý nước thải mực in

Nước thải mực in có lưu lượng thường không ổn định, lượng nước thải không nhiều nhưng mức độ ô nhiễm của nước thải rất cao, nếu xử lý không hiệu quả, hoặc hệ thống xử lý gặp sự cố sẽ gây tác động đến nguồn nước tiếp nhận do dễ phát hiện và tạo cú sốc tâm lý của người dân đối với doanh nghiệp.   

Vì vậy, rất cần thiết phải có một quy trình xử lý nước thải mực in hiệu quả nhất để giải quyết bài toán xử lý nước thải mực in.

 Liên kết chuỗi giá trị để phát triển bền vững ngành hàng bưởi da xanh tỉnh Bến Tre

Liên kết chuỗi giá trị để phát triển bền vững ngành hàng bưởi da xanh tỉnh Bến Tre

Bưởi Da xanh (Citrus maxima (Burm.Merr.) hoặc Citrus grandis(Osb.) – thuộc họ Rutaceae) là một trong những loại trái cây đặc sản của tỉnh Bến Tre do có ưu thế về giống, điều kiện thỗ nhưỡng và chất lượng cao. Bên cạnh đó, bưởi Da xanh được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh được quan tâm xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị thao Nghị quyết 03-NQ/TU. Tuy nhiên, diện tích bưởi Da xanh trên toàn tỉnh ngày càng tăng và đang đứng trước nguy cơ biến động khó lường về giá như các mặt hàng nông sản khác khi nông hộ sản xuất chất lượng chưa đồng đều, khả năng cung vượt cầu có thể xảy ra. Vì vậy để phòng ngừa rủi ro biến động giá theo hướng tiêu cực trong thời gian tới, việc nghiên cứu và liên kết chuỗi giá trị trong ngành hàng bưởi Da xanh của tỉnh là nhu cầu cấp thiết.

 Giồng Trôm: Kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết số 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

Giồng Trôm: Kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết số 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện Giồng Trôm đã từng bước nắm bắt việc triển khai khoa học và công nghệ là động lực phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn huyện được hỗ trợ về cơ chế, chính sách khoa học và công nghệ như: Sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất theo hướng hiện đại,…

 Giồng Trôm: Nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ dừa

Giồng Trôm: Nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ dừa

Liên kết trong sản xuất và kinh doanh luôn là hướng đi được khuyến khích phát triển của nhiều nền kinh tế, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp nước ta vẫn còn đang là nền nông nghiệp nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống. Vì vậy, sự hợp tác, liên kết trong sản xuất càng cần thiết hơn bao giờ hết. Những năm qua, các mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm dừa được huyện Giồng Trôm triển khai thực hiện đã mang lại những hiệu quả tích cực.

 Một số vấn đề cần quan tâm trong tuyển chọn và ươm dừa giống

Một số vấn đề cần quan tâm trong tuyển chọn và ươm dừa giống

Dừa là loại cây công nghiệp dài ngày, thời gian từ khi trồng đến khi cho trái khá lâu. Vì thế, khi cây cho trái nếu giống không đạt theo mong muốn thì phải mất nhiều thời gian để trồng lại cây mới. Công việc tuyển chọn trái để làm giống là một khâu kỹ thuật hàng đầu, mang tính chất khoa học rất quan trọng, cung cấp những điều kiện tối hảo ban đầu để thiết lập vườn dừa có năng suất cao, ổn định về sau. Để có vườn dừa tốt, đạt năng suất và chất lượng cao không chỉ chú trọng việc tuyển chọn giống mà còn phải quan tâm chăm sóc từ khi cây dừa mới bắt đầu hình thành trong giai đoạn ươm.

Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả lợi nhuận cao hơn gấp 3 lần

Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả lợi nhuận cao hơn gấp 3 lần

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả bền vững gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Thời gian qua, huyện Bình Đại đã tích cực tuyên truyền, vận động giúp nông dân chuyển đổi thành công nhiều diện tích đất lúa sản xuất kém hiệu quả sang canh tác các loại cây trồng chủ lực phù hợp với thổ nhưỡng mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần từng bước cải thiện cuộc sống cho người dân và xây dựng thành công chương trình nông thôn mới.

Muỗi đục lá và sâu bướm phượng đang phát triển trên các vườn bưởi Da xanh trong mùa mưa

Muỗi đục lá và sâu bướm phượng đang phát triển trên các vườn bưởi Da xanh trong mùa mưa

Bưởi Da xanh là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao và là một trong những loại trái cây đặc sản của tỉnh Bến Tre. Vì thế, diện tích bưởi Da xanh trong tỉnh Bến Tre nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung ngày càng mở rộng. Hiện nay, diện tích bưởi Da xanh của tỉnh đã phát triển trên 7.000 ha. Song song với việc mở rộng diện tích, đồng thời ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, dịch hại ngày càng phát triển nhất là một số đối tượng dịch hại trước kia là thứ yếu nhưng nay có thể trở thành chủ yếu như muỗi đục lá và sâu bướm phượng đang bộc phát.

 Quản lý bệnh hại rễ cây ăn trái bằng biện pháp sinh học

Quản lý bệnh hại rễ cây ăn trái bằng biện pháp sinh học

Bệnh hại rễ rất phổ biến trên các vườn cây ăn trái nhất là trong mùa mưa bộ rễ dễ bị tổn thương, gây ảnh hưởng lớn đến sự  sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí đưa đến chết cây nếu phát hiện trễ. Vì thế, nhà vườn cần thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh ngay khi những triệu chứng đầu tiên chớm xuất hiện, đồng thời trong quá trình canh tác luôn có những biện pháp phòng sẽ hạn chế sự phát triển bệnh. Nông dân cần biết trong đất cũng có hệ sinh thái giống như trên mặt đất: có các sinh vật có hại (tấn công cây trồng) sống cùng với các sinh vật có lợi (tấn công các sinh vật có hại). Do đó, nếu nhà vườn biết tạo điều kiện bất lợi cho các sinh vật có hại và tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật có lợi phát triển mạnh sẽ giúp bảo vệ cây trồng một cách tốt nhất.

Phòng trừ bệnh hại rau muống trong mùa mưa

Phòng trừ bệnh hại rau muống trong mùa mưa

Rau muống là loại rau dễ trồng, mau thu hoạch và có giá trị dinh dưỡng cao nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn phải rau muống có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư vượt mức cho phép, đây là vấn đề mà người sản xuất rau cần quan tâm. Do rau muống là loại rau rất ngắn ngày nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh nông dân phải hết sức thận trọng nếu không, việc ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là điều khó tránh khỏi. Hiện nay, một số vùng chuyên canh rau muống ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành đang bị nhiễm bệnh gỉ trắng và bệnh thối gốc gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng rau. Nông dân cần sớm nhận biết bệnh hại và có biện pháp phòng trừ theo hướng an toàn.