Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN

 Quản lý sâu đục trái dừa bằng biện pháp mới

Quản lý sâu đục trái dừa bằng biện pháp mới

Sâu đục trái dừa là loài dịch hại mới xuất hiện trong thời gian vài năm gần đây, phá hại trên các vườn dừa ở tỉnh Bến Tre làm giảm năng suất nghiêm trọng. Nông dân trồng dừa đã phải khó khăn đối phó với chúng và biện pháp chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học phòng trừ. Tuy nhiên, dừa cao khó phun và nguy hiểm nhất là ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó, để quản lý sâu đục trái dừa có hiệu quả, việc áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp là rất cần thiết.

Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất bền vững ngành dừa tỉnh Bến Tre

Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất bền vững ngành dừa tỉnh Bến Tre

Sáng ngày 20/5/2017 tại Hội trường khách sạn Hàm Luông, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Võ Thành Hạo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Lập, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bùi Văn Lâm đã tiến hành hội thảo về “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất bền vững ngành dừa Bến Tre”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở ngành, đoàn thể tỉnh, lãnh đạo các huyện, thành phố, doanh nghiệp và HTX, THT và hơn 80 nông dân trong tỉnh.

Nghiệm thu đề tài khoa học: “phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành dịch vụ tỉnh Bến Tre đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Nghiệm thu đề tài khoa học: “phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành dịch vụ tỉnh Bến Tre đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Ngày 19/5/2017, Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh Bến Tre đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học: “Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành dịch vụ tỉnh Bến Tre đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”. Đề tài do Thạc sỹ Trương Thanh Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam, Viện Chiến lược phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện.

Nông dân phấn khởi vì giá dừa khô tăng mạnh

Nông dân phấn khởi vì giá dừa khô tăng mạnh

Từ đầu tháng 3/2017 đến nay, giá dừa khô tại huyện Bình Đại đã tăng mạnh, nông dân trồng dừa rất phấn khởi, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng dừa.

 Nghiệm thu đề tài “Cải tiến quy trình nhân sinh khối một số loài tảo làm thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản”

Nghiệm thu đề tài “Cải tiến quy trình nhân sinh khối một số loài tảo làm thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản”

Tảo là nguồn thức ăn không thể thiếu của nhiều đối tượng thủy sản. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nghề nuôi thủy sản nhu cầu sử dụng tảo ngày càng nhiều. Những nghiên cứu về tảo chủ yếu ở quy mô phòng thí nghiệm, các điều kiện môi trường tương đối ổn định cho nên khi đưa vào thực tế sản xuất gặp nhiều khó khăn do thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng,… ngoài ra đa số các loài tảo là giống nhập nội nên tính thích nghi không cao.

Xây dựng mô hình nuôi tôm chân trắng thâm canh hạn chế dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) tại tỉnh Bến Tre

Xây dựng mô hình nuôi tôm chân trắng thâm canh hạn chế dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) tại tỉnh Bến Tre

Ở Bến Tre, nghề nuôi tôm đã và đang phát triển mạnh tại các huyện ven biển góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh. Tuy nhiên dịch bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng đã phát triển mạnh và lan rộng ở các địa phương nuôi tôm trong tỉnh. Tôm chết nhiều giai đoạn 25-45 ngày tuổi chủ yếu do bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh đốm trắng. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, do đó gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

 Biện pháp khắc phục “dừa treo”

Biện pháp khắc phục “dừa treo”

Hàng năm, cứ vào mùa nắng nóng giá dừa lại tăng cao, đặc biệt là dừa uống nước trong mùa khô 2017 đã lên đến trên 120.000 đ/chục. Với giá dừa này, nông dân trồng dừa rất phấn khởi song tỷ lệ nghịch với giá dừa, năng suất ở đa số các vườn dừa đã tụt giảm rõ rệt trong thời điểm mùa khô này. Thông thường trong năm, sẽ có thời điểm cây dừa mang trái rất ít, hiện tượng dừa giảm năng suất một số tháng trong năm mà dân gian gọi là “dừa treo”.  Đối với nhóm dừa cao, hiện tượng “dừa treo” thường xảy ra từ tháng 9-10, còn đối với nhóm dừa lùn (dừa uống nước) thường xảy ra trong khoảng tháng 3-4. Hiện tượng “dừa treo” xảy ra trong thời gian bao lâu tùy theo “sức khỏe” của cây, tuy nhiên có những vườn dừa vẫn sai trái quanh năm nếu được chăm sóc hợp lý. Làm thế nào để khắc phục hiện tượng “dừa treo”, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, đây cũng là thách thức lớn cho người trồng dừa.

Thực trạng và nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Thực trạng và nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Ở Bến Tre, thế mạnh kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ chiếm đa số. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 42,3%, công nghiệp-xây dựng 22,6%, thương mại-dịch vụ 35,1%; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân trong 05 năm (2011-2015) đạt 5,64%/năm, đứng ở vị trí thứ 11/13 tỉnh khu vực ĐBSCL.

Bến Tre với triển vọng phát triển mô hình canh tác Tôm càng xanh - Lúa

Bến Tre với triển vọng phát triển mô hình canh tác Tôm càng xanh - Lúa

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế thủy sản quan trọng, chiếm 75% diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước, đóng góp kim ngạch xuất khẩu khoảng 70%, bao gồm các đối tượng nuôi chủ lực như tôm biển, cá tra, tôm càng xanh. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi tôm biển và cá tra gặp nhiều khó khăn: tình hình dịch bệnh xảy ra liên tục và chưa được kiểm soát, việc lạm dụng hóa chất, thuốc kháng sinh cũng như giá cả không ổn định đã gây thiệt hại rất lớn cho ngành thủy sản. Ngược lại, tôm càng xanh lại phát triển không ngừng với sản lượng hàng năm đạt trên 6.000 tấn và tổng diện tích nuôi vào khoảng trên 12.000 ha đạt trên 90% diện tích nuôi tôm càng xanh trong cả nước (theo số liệu từ Tổng cục Thủy sản). Các hình thức nuôi phổ biến hiện nay là nuôi bán công nghiệp, nuôi tôm trong ruộng lúa và nuôi tôm trong mương vườn dừa. Đáng chú ý là hình thức nuôi tôm-lúa với diện tích tiềm năng to lớn vào khoảng 500.000 ha cho toàn vùng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định là ưu thế phát triển trong tương lai tại hội nghị năm 2015 ở Kiên Giang.

 Thu nhập cả tỷ đồng/năm nhờ sản xuất cây giống-hoa kiểng

Thu nhập cả tỷ đồng/năm nhờ sản xuất cây giống-hoa kiểng

Khoảng 3 năm gần đây thị trường cây giống trên địa bàn huyện Chợ Lách luôn ổn định và có chiều hướng tăng mạnh. Với lợi thế này đã giúp cho nông dân chuyên sống bằng nghề sản xuất cây giống vươn lên có đời sống khá và gia đình ông Nguyễn Văn Pha ấp Lân Tây, xã Phú Sơn là một điển hình.