Những lưu ý quan trọng để kéo đọt sầu riêng Ri6 thành công
Cơ sở khoa học
Theo Trần Văn Hâu (2019), hoa sầu riêng RI6 từ lúc nhú mầm đến khi nở hoàn toàn mất 56 ngày trong đó chia làm 3 mốc thời gian phát triển chính.
+ Giai đoạn từ 1 -14 ngày: Hoa phát triển chậm chiều dài hoa phát triển từ 0,3-1,2 cm. Tốc độ phát triển giai đoạn này từ 0,3-0,5 cm/tuần.
+ Giai đoạn từ 14-35 ngày: Hoa bắt đầu phát triển nhanh chiều dài hoa phát triển từ 1,2-6,3 cm. Tốc độ phát triển giai đoạn này từ 0,5-2,4 cm/tuần. Tăng mạnh trong thời gian từ ngày 28-35, trong tuần này tăng 0,8 cm/tuần.
+ Giai đoạn 35-56 ngày: Hoa bắt đầu tăng chậm chiều dài hoa phát triển từ 6,3-10,3 cm. Tốc độ phát triển giai đoạn này giảm từ 0,8-0,1 cm/tuần.
Biểu đồ (A) phát triển về chiều dài của hoa và biểu đồ (B) tốc độ tăng trưởng của hoa sầu riêng RI6. |
Thực tế theo dõi tốc độ phát triển của bộ lá: Thời gian phát triển đọt dao động từ 45-50 ngày phụ thuộc vào thời tiết, độ pH đất và số lượng hoa trong giai đoạn này.
Việc kéo đọt sầu riêng trong giai đoạn hoa phát triển góp phần giúp cây tạo thêm 1 cơi đọt khoẻ để nuôi trái ở giai đoạn sau. Việc này giúp hạn chế hiện tượng rụng trái non, lệch hộc, sượng trái do cạnh tranh dinh dưỡng đồng thời giúp tăng cường quang hợp nhờ quá trình đồng hoá cacbonhydrat tạo ra hàm lượng tinh bột gia tăng chất lượng của cơm sầu riêng.
Áp dụng thực tiễn cần lưu ý như thế nào?
Giai đoạn 7-14 ngày sau khi nhú mầm hoa: thời điểm này cần quan tâm 2 vấn đề để giúp cây khoẻ.
Vấn đề thứ nhất pH đất, thời điểm này pH thường thấp do quá trình tạo khô hạn đã làm mực thuỷ cấp trong thời điểm xử lý ra hoa tụt điểm ém phèn đã khiến tầng phèn tiềm tàng trở nên hoạt động gây chua đất khiến bộ rễ cây bị ảnh hưởng. Để khắc phục đối với vấn đề này cần bón bổ sung phân hữu cơ có hàm lượng OM > 70% (Hữu cơ Nauy 78 OM) với liều lượng 3-5 kg/gốc kết hợp với Acid Humic (PHS-Trí Việt) với nồng độ 0,5% tưới mỗi gốc 15-20 lít.
Vấn đề thứ hai, hàm lượng hoocmon nội sinh sinh trưởng của cây giai đoạn thường thấp và bị ảnh hưởng bởi chất ức chế sinh trưởng paclobutrazol khiến quá trình ra đọt chậm. Để khắc phục tình trạng này cần phun tăng cường hoocmon sinh trưởng (Brassioteroid, Gibberllin) bằng các sản phẩm như Biobeca phun 02 lần ở giai đoạn 7 ngày và 14 ngày với nồng độ 0,25g/lít kết hợp với Amino acid, Canxibo Mg. Khi cây bắt đầu nhú đọt cần quản lý rầy xanh bằng các hoạt chất Nitenpyram, Pymetrozine, Dinotefuran, Nereistoxin…
Giai đoạn 14-28 ngày: Đây là giai đoạn bắt đầu cây mở lá và bộ rễ cám cần phục hồi nhanh. Giai đoạn này cần kiểm tra và nâng pH đất từ 5,5-6,5 bằng sản phẩm có chứa hợp chất Humic Subtances (PHS-Trí Việt) với nồng độ 1 kg/200 lít kết hợp với Hakaphos 18-18-18 hoặc Entec 20-10-10. Giai đoạn này cần quản lý rầy bằng các hoạt chất Nitenpyram, Pymetrozine, Dinotefuran, Nereistoxin…
Giai đoạn 28-35 ngày: Đây là giai đoạn hoa sầu riêng phát triển mạnh nhất trong chu kỳ, cần bổ sung phân bón lá có chứa Canxi, Bo, Mg, Kali. Giai đoạn này cần tiếp tục theo dõi pH đất và cung cấp dinh dưỡng NPK có tỉ lệ 2:1:1 hoặc 1:1:1. Giai đoạn này cần quản lý sâu ăn bông bằng các hoạt chất Abamectin, Emamectin, Chlorfluazuron, Clothianidin…
Giai đoạn 35-56 ngày: Giai đoạn này bông phát triển chậm đến nở. Cần quan sát bộ lá, nếu lá chưa mở đều cần phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày bằng các sản phẩm có chứa Amino acid (Trí Việt 7) kết hợp với Biobeca liều lượng 0,25 g/lít.