Các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp (Geloina coaxans) ở Bến Tre

imageVọp sông (Geloina coaxans) là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, thuộc họ Corbiculidea, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ thích hợp từ 15-32 độ C. Vọp sống ở nguồn nước sạch không bị ô nhiễm, độ mặn thích hợp từ 10-30 %o, độ trong < 60cm, độ pH 7,5-8,5, chất đáy bùn nhão. Thức ăn chủ yếu của vọp là nguồn thực vật đơn bào, phù du thực vật, tảo đáy, ấu trùng của động vật khác, mùn bả hữu cơ, muối khoáng…  

Gần đây, diện tích rừng ngập mặn được khai thác để nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao đã làm ảnh hưởng đến sản lượng tự nhiên của loài vọp, vì thế loài vọp tự nhiên này có nguy cơ cạn kiệt. Để khắc phục hiện trạng trên, năm 2011, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp Geloina coaxans (Gmelin, 1791) ở Bến Tre” trong thời gian 24 tháng (từ tháng 09/2011-09/2013).

Trong khuôn khổ thực hiện đề tài, ngày 2/3/2012, ban chủ nhiệm đã tổ chức hội thảo kỹ thuật “Xây dựng mô hình nuôi vọp thương phẩm có sự tham gia của cộng đồng” tại hội trường UBND xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Hội thảo giới thiệu về mục tiêu, nội dung của đề tài, kỹ thuật nuôi vọp thương phẩm trong ao đất và trong rừng ngập mặn, khai thác bảo vệ môi trường rừng ngập mặn và nguồn lợi vọp. Thông qua buổi hội thảo, ban chủ nhiệm đề tài đưa ra các tiêu chí để lựa chọn người dân tham gia các mô hình nuôi vọp thương phẩm cộng đồng. Theo đề cương được duyệt đề tài bố trí 3 điểm thí nghiệm như sau:

1. Vùng nuôi ương vọp giống (trong khu rừng ngập mặn): diện tích 225 m2, bố trí 3 mật độ (60 con vọp giống/m2, 80 con vọp giống/m2,  100 con vọp giống/m2) mỗi mật độ bố trí 3 đăng (kích thước mỗi đăng 5 x 5m). Số lượng con giống là 18.000 con tương đương với 220 kg vộp giống (82 con vọp giống/kg).

2. Vùng nuôi vọp thương phẩm trong rừng ngập mặn: diện tích 600 m2, bố trí 2 mật độ (20 con vọp giống/m2, 40 con vọp giống/m2) mỗi mật độ bố trí 3 đăng (kích thước mỗi đăng 10 x 10m). Số lượng con giống là 18.000 con.

3. Vùng nuôi vọp thương phẩm trong ao đất: diện tích 225 m2, bố trí 3 mật độ (20 con vọp giống/m2 , 30 con vọp giống/m2, 40 con vọp giống/m2) mỗi mật độ bố trí 3 đăng (kích thước mỗi đăng 5 x 5m). Số lượng con giống là 6.750 con.

Sau buổi hội thảo người dân nhiệt tình đăng ký tham gia thực hiện mô hình nuôi vọp. Việc phát triển nghề nuôi vọp góp phần mang lại hiệu quả về mặt kinh tế tăng thu nhập cho nông dân, tạo công ăn việc làm đồng thời cải thiện môi trường xung quanh do những đối tượng khác mang lại như nuôi tôm sú, tôm thẻ, cua… Đặc biệt, nghề nuôi này còn góp phần khôi phục nguồn lợi thủy sản địa phương.

Ks.Tường Khanh

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”