Chiếc mặt nạ dừa Bến Tre

Sau 13 năm nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa sản phẩm làm đẹp từ trái dừa của xứ sở Bến Tre, bà Trương Thị Cẩm Hồng đã chia sẻ buồn vui từ những ngày đầu mày mò nghiên cứu đến khi thương mại hóa sản phẩm mặt nạ dưỡng da từ dừa...



10 năm thai nghén

 

Vào khoảng đầu năm 2002, khi đang là giảng viên Khoa Kinh tế - Tài chính trường Cao đẳng Bến Tre, đồng thời là thành viên của Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Cửu Long, bà Hồng muốn làm cái gì đó để nâng cao giá trị cho cây dừa quê hương. Bà nhớ lại: “Mứt, kẹo thì người ta làm rồi. Đồ mỹ nghệ cũng đã có nhiều. Nước dừa đóng lon cũng không mới. Tôi thấy trong lĩnh vực ẩm thực dường như không còn đất nên nghĩ đến sản phẩm làm đẹp. Ý tưởng về mặt nạ dừa đã ra đời. Là phụ nữ, tôi cảm nhận được ngay sự thích thú đối với sản phẩm này và tôi tin những phụ nữ khác cũng vậy”.

 

Đi từ niềm tin trực cảm của người phụ nữ, bà Hồng đã trải qua vô số khó khăn cho đến khi sản phẩm được hình thành.

 

Dựa trên sản phẩm thạch dừa xuất khẩu của Hợp tác xã Cửu Long, khó khăn đầu tiên mà bà Hồng gặp phải là làm sao dát các khối thạch dừa thành những lát mỏng 2 mi li mét, là độ mỏng chấp nhận được của một chiếc mặt nạ làm đẹp. “Sau khi dùng mọi loại dao mình có đều không tài nào dát được sản phẩm mỏng theo yêu cầu, tôi tìm đến các công ty cơ khí ở Bến Tre nhưng họ từ chối vì yêu cầu lạ quá. Tôi tìm đến các công ty cơ khí ở TPHCM thì cũng không ai nhận làm. Sau này tôi biết họ từ chối vì họ cho rằng đề xuất này không đáng để đầu tư suy nghĩ, chế tạo công cụ”, bà Hồng chia sẻ.

 

Khó khăn này thật sự đè bẹp đứa con tinh thần của bà Hồng cho đến một lần bà tình cờ chọn được một con dao Thái Lan khi đi mua sắm ở siêu thị. Linh tính mách bảo bà đây là “chìa khóa” giải quyết khó khăn. Con dao ấy đã giúp bà dát mỏng được khối thạch nhưng chiều dài lại quá ngắn. Bà phải mua hai con dao rồi hàn lại để tiếp tục công việc. “Phát minh” này của bà đã kích thích một doanh nghiệp cơ khí tại địa phương hoàn thiện sản phẩm.

 

Bài toán về độ mỏng của sản phẩm xem như đã giải xong, bà Hồng lại tiếp tục đối mặt với hai khó khăn lớn vì thiếu những kiến thức chuyên sâu về hóa lý liên quan đến độ trong của sản phẩm và khả năng sử dụng, bảo quản sản phẩm trong môi trường nhiệt độ thường mà không bị hư hỏng.

 

Không tiện trao đổi thẳng thắn với các chuyên gia về những vấn đề mình đang nghiên cứu, bà Hồng tìm cách hỏi lòng vòng, tìm hiểu trên Internet rồi thử nghiệm, sai đâu thì sửa đó. Thất bại liên tiếp nhưng bỏ cuộc thì thấy tiếc công sức, bà lại tiếp tục công việc...

 

Bà đã làm bao nhiêu thí nghiệm và tốn bao nhiêu chi phí? Trả lời câu hỏi này, bà chỉ mỉm cười: “Tôi không đếm được. Trong 10 năm, tôi làm vì niềm đam mê. Tôi chỉ nghĩ đến “đứa con” của mình chứ nào có cân đong đo đếm”.

 

Xuất ngoại sau một năm

 

Đến tháng 6-2011, sản phẩm được nghiên cứu thành công ở quy mô phòng thí nghiệm. Sau sáu tháng chuẩn bị, đầu năm 2012, mặt nạ dừa thương hiệu Cửu Long xuất hiện trên thị trường. “Với mức giá 140.000 đồng/hộp/7 miếng, tôi chọn cách tiếp cận thị trường địa phương qua các tiệm làm tóc ở thành phố Bến Tre và tích cực ký gửi tại các khu du lịch sinh thái như Cồn Phụng, Thái Sơn..., các khách sạn có đông khách lưu trú”, bà Hồng kể.

 

Đúng như bà Hồng hy vọng, sản phẩm mới được thị trường đón nhận bởi sự thân thiện với thiên nhiên, hoàn toàn tự nhiên và đáp ứng nhu cầu làm đẹp của phụ nữ.

 

Một năm sau khi sản phẩm được tung ra thị trường, khách hàng nước ngoài đầu tiên từ Singapore biết đến sản phẩm qua các tour du lịch đã liên hệ với bà Hồng để thương lượng làm 

 

Năm 2012, bà Hồng đầu tư hơn một tỉ đồng lắp dây chuyền sản xuất mặt nạ dừa công suất 4.000 miếng/ngày.

 

Nhưng do còn trong bước đầu tìm thị trường, dây chuyền chỉ hoạt động 50% công suất. Doanh thu năm 2012 của sản phẩm này đạt 200 triệu đồng; năm 2013 đạt 1,1 tỉ đồng; năm 2014 đạt 2,7 tỉ đồng; dự kiến năm 2015 đạt trên 6 tỉ đồng.

 

Từ ngày 1-1-2015, Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Cửu Long chuyển thành Công ty TNHH Chế biến sản phẩm dừa Cửu Long. Hiện 70% doanh thu từ mặt nạ dừa của công ty đến từ thị trường nội địa.
Cũng trong năm nay, bà Hồng dự kiến đầu tư thêm 1,5 tỉ đồng để nâng cấp dây chuyền sản xuất và tăng công suất lên 6.000 miếng/ngày.

 

đại lý phân phối chính thức tại đảo quốc sư tử. Thương vụ thành công, mặt nạ dừa Cửu Long chính thức xuất ngoại qua đường thương mại.

 

Sau các vị khách từ Singapore, khách từ Đài Loan và Hồng Kông tiếp bước nhập hàng của bà Hồng. Hiện bà đang thương lượng với một khách từ Nhật Bản với những yêu cầu phức tạp hơn nhiều so với khách từ Singapore, Hồng Kông. Bà Hồng đã từng từ chối một vài khách từ Hàn Quốc khi nhận thấy họ chỉ muốn mua sản phẩm ở dạng thô.

 

Đã bớt đi những nỗi lo, bà Hồng chia sẻ niềm vui vì ý tưởng sản phẩm của bà đã đánh đúng tâm lý người tiêu dùng thời nay và góp phần nâng cao giá trị của cây dừa quê hương. “Hiện nay sản phẩm của tôi đã được khách hàng cả nước biết đến với mức giá chỉ còn 95.000đồng/hộp/7 miếng. Phần lớn phụ nữ với thu nhập trung bình có thể mua sản phẩm này. Đây chính là điều tôi hài lòng nhất”.

 

Tiếp nối sự thành công của mặt nạ dừa Cửu Long tinh chất, bà Hồng đã lần lượt cho ra đời thêm sản phẩm mặt nạ dừa kết hợp với tinh dầu, son môi dừa, dưỡng mi dừa, dầu dừa dưỡng da và tóc. Sắp đến sẽ là sữa tắm từ dừa và mặt nạ dừa tích hợp collagen.

 

Nhìn nhận thị trường một cách tỉnh táo, bà Hồng cho rằng bà không thể giữ mãi thế “độc quyền” sản phẩm vì chắc chắn sẽ có các doanh nghiệp khác chen chân vào. Bà nhận định: “Sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn nhưng nhờ đó khách hàng sẽ được lợi nhiều hơn, cây dừa có giá trị gia tăng cao hơn, và quan trọng hơn, người ta biết sản phẩm này là phát minh từ quê hương xứ dừa Bến Tre của Việt Nam”.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”