Sản phẩm từ “trái” dừa

Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ được làm từ trái của cây dừa rất kỳ công từ đục,  đẻo, khoan lỗ, gọt, mài giũa,…thành những hình thù như: giỏ để trồng hoa, đồ giữ nóng để bình trà, đồng hồ, những con thú rất ngộ nghĩnh như khỉ, voi, heo, gà, chim cánh cụt,…và đặc biệt là hình người rất đẹp. Sản phẩm này dùng để làm quà tặng lưu niệm hoặc trang trí rất đẹp và có ý nghĩa!

 

 



Sản phẩm từ “chà” dừa

 

Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ được làm từ chà của cây dừa (các nhánh trong hoa của dừa). Tạo thành những sản phẩm độc đáo như lòng đèn, giỏ hoa, dùng để trang trí các quán ăn, quán nước, cafe sân vườn hoặc trang trí nội thất rất đẹp!

 

 

Sản phẩm từ “lá” dừa


Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ được làm từ những cộng lá dừa rất kỳ công, đan thành những chiếc nón, chiếc giỏ dùng để cấm hoa, chưng rượu, làm giỏ quà,…rất tuyệt!

Sản phẩm từ “gỗ” dừa

 

Gỗ cây dừa được lấy từ thân của cây dừa sau khi sống hơn 50 năm, sau đó mang đi xẻ gỗ ra thành những miếng nhỏ, phơi khô, tẩy, chóng móc, mối mọt, vệ sinh an toàn,… Cuối cùng là gọt, giũa, mài bóng để tạo thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ rất độc đáo ! Nhiều sản phẩm quý khách có thể sử dụng trong gia đình hằng ngày hoặc để trưng trang trí rất đẹp.





Sản phẩm từ “gáo” dừa

 

Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ được làm từ gáo (phần vỏ cứng) trong trái dừa. Gáo dừa được lấy ra từ trong trái dừa. Sau đó, gáo dừa được mang đi phơi, xử lý ẩm móc, mối mọt và vệ sinh chóng độc hại, cuối cùng được mài giũa rất tỉ mỉ để có độ bóng đẹp. Bước sau cùng là phải dùng trí tưởng tượng tao ra những sản phẩm có tính nghệ thuật cao. Sản phẩm này dùng để tặng, làm quà lưu niệm và trang trí rất đẹp, độc đáo và lạ mắt.

 



Sản phẩm từ “xơ” dừa


Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ được làm từ xơ (phần vỏ mềm) trái của cây dừa. Xơ dừa được lấy từ trong trái dừa rất kỳ công từ việc lấy xơ, tẩy xơ, phơi nắng,…. Sau đó, xơ dừa được đan dệt rất thủ công và tỉ mỉ thành những tấm thảm chùi chân với nhiều hình dạng khác nhau và nhiều hình con vật rất ngộ nghĩnh và độc đáo.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”