Một số điểm đặc trưng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây mít ruột đỏ lá bầu

Mít ruột đỏ lá bầu là cây biến dị từ hạt, được trồng phổ biến đầu tiên trên địa bàn huyện Chợ Lách. Nông dân đang có khuynh hướng phát triển sản xuất loại giống mít này. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý một số điểm đặc trưng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây như sau:

 

Cây sinh trưởng khoẻ với tán cây gọn, cành ngắn. Lá hình bầu dục, dày, xanh sậm bóng láng với đuôi lá bầu đặc trưng. Cây ra hoa sớm vào khoảng 15-18 tháng sau khi trồng với nhiều hoa đực ngoài đầu cành và các hoa cái trên cành cấp 1 hoặc cấp 2 và thân chính. Nụ trái dạng quả lê dài lúc còn nhỏ và có hình bầu dục cân đối lúc quả già. Vỏ quả có màu vàng lúc non chuyển sang màu vàng cam lúc già chín. Trọng lượng quả trung bình mỗi quả vào khoảng 10-15 kg. Quả ít mủ, múi khi chín có màu đỏ cam, dẻo bột, ráo, thơm, ngọt đậm ngay cả trong mùa mưa, hạt nhỏ không nẩy mầm trong trái, xơ nhỏ màu vàng nhạt. Cây cho trái quanh năm không theo mùa nên dễ bố trí thời điểm thu hoạch theo yêu cầu thị trường.


Đuôi lá bầu với nhiều hoa đực ở đầu cành. 

Trái trên cành cấp 1, 2 trên cây.

Tuổi cây cho trái lần đầu khoảng 18 tháng sau trồng với lứa đầu là 1 trái/cây. Các lứa sau để số trái tăng dần theo độ lớn của cây. Mít thích hợp với chân đất cao ráo, ít nhiễm phèn mặn. Canh tác với nhiều phân hữu cơ, ít phân vô cơ với tỉ lệ đạm và lân cao trong lúc cây chưa cho trái; lân và kali cao lúc cây phân hoá hoa và kali cao lúc cây nuôi trái. Ngoài ra, cây cũng cần canxi (Ca) và bo (B) và các trung vi lượng  khác trong thời kỳ ra hoa kết quả.

 

 
Trái cân đối, trọng lượng trái trên 10 kg.    Quả ít mủ, múi mít màu đỏ cam.

 

 

Mít ruột đỏ lá bầu hiện nay được các cơ sở sản xuất cây giống đăng ký với một số tên thương mại như mít ruột đỏ Indo lá bầu, mít ruột đỏ cam đào, mít ruột đỏ xơ vàng J68, mít ruột đỏ Út Chen,… Người trồng khi mua giống nên xem kỹ hình thái của lá phải có dạng bầu dục với đuôi lá bầu đặc trưng, trong khi các giống mít khác đều có đuôi lá nhọn nhiều hoặc ít. Cây giống xanh tốt không có triệu chứng của sâu bệnh gây hại.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tỉa cành, tạo tán đối với cây ăn trái có thật sự cần thiết?
• Trồng ớt trong mùa mưa – những điều cần lưu ý để đạt năng suất và chất lượng
• Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa
• Kỹ thuật trồng chanh dây theo hướng an toàn
• Phòng trừ sâu bệnh hại xoài trong mùa nắng
• Kỹ thuật trồng na Thái đạt năng suất và chất lượng
• Một số vấn đề cần lưu ý để có vườn đu đủ năng suất cao
• Lưu ý sâu bệnh gây hại cây bòn bon Thái vào đầu mùa mưa
• Một số giải pháp canh tác cây có múi trong điều kiện hạn mặn
• Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon
• Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm
• Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng
• Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ
• Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ
• Phòng trừ rầy phấn trắng và bọ xít muỗi gây hại trên cây ổi