Nghiên cứu, hoàn thiện mô hình xử lý ô nhiễm từ khói lò than thiêu kết

Việc sản xuất than thiêu kết từ gáo dừa nhằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm từ cây dừa đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn. Ở Bến Tre, các cơ sở sản xuất than thiêu kết từ gáo dừa tập trung chủ yếu là Phong Nẫm, Lương Hòa, Lương Phú, Thạnh Phú Đông (Giồng Trôm) trước đây người dân chưa áp dụng hoặc sử dụng các công nghệ xử lý như: thải trực tiếp qua ống khói, rửa khí bằng nước, nhưng xử lý chưa triệt để, chỉ giảm một phần các thành phần nặng như nhựa, hắc ín,… từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực. Trong xu hướng phát triển công nghệ hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ  Viện Công nghệ hóa học, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, hoàn thiện mô hình xử lý ô nhiễm từ khói lò than thiêu kết” nhằm giải quyết được vấn đề về ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, mở ra hướng mới cho việc tận thu nguồn nhiên liệu. Để hoàn thiện đề tài, ngày 30/7/2013, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Công nghệ hóa học tổ chức hội thảo khoa học để đóng góp hoàn thiện các kết quả nghiên cứu của đề tài trên tại cơ sở của Ông Trần Văn Quang thuộc xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm.

 

tq            Tham quan cơ sở than thiêu kết của ông Trần Văn Quang-ấp 5, xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm.

Đối với mô hình này, kết quả triển khai thực tế cho thấy, thời gian vận hành lò khoảng 3 ngày theo quy trình sau: ngày 1, bắt đầu nạp nguyên liệu lần 1 (khoảng 1,3 đến 1,5 tấn), sau đó mồi lò, cho cháy tự do từ 45-60 phút; 30 phút sau mở bơm nước. Tiếp đến bịt cửa lò, bịt cửa nạp liệu, mở quạt cấp khí, sau đó đốt khí khoảng 5 phút và tăng dần lượng khí cấp, duy trì 4 giờ, ém lò (6-7 giờ), tắt quạt đóng kín lò và nghỉ qua đêm. Ngày thứ 2, 3, mở cửa lò và tiếp tục nạp liệu lần 2 (1,7-1,8 tấn), mở quạt đốt khí duy trì khoảng 8 giờ. Sau đó tắt quạt, thăm than và nạp liệu lần 3,4,5 sau đó tiếp tục mở quạt, đốt khí duy trì thời gian 4 giờ. Tiếp theo là ém lò 6-7 giờ, tắt quạt đóng kín lò nghỉ qua đêm. Sang ngày thứ tư ta có thể mở lò và ra than. Chi phí đầu tư thiết bị cho mỗi lò đốt là 60 triệu đồng và thu hồi vốn sau 4 tháng đốt lò liên tục.

Kết quả của đề tài là đốt cháy hoàn toàn khí thải. Khí thải sau khi đốt cháy đạt QCVN19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải. Đại biểu tham dự cho rằng công nghệ và hệ thống xử lý của chủ nhiệm đề tài đã giải quyết được mục tiêu chính của đề tài là xây dựng được mô hình xử lý ô nhiễm từ khói than thiêu kết đạt yêu cầu, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường của nghề đốt than thiêu kết từ gáo dừa. Tuy nhiên, để mô hình có khả năng nhân rộng mang lại hiệu quả bền vững và lâu dài thì cần cải tiến một số bộ phận trong hệ thống cho phù hợp, chọn lựa nguyên liệu rẻ tiền để giảm chi phí. Đồng thời qua hội thảo các ngành chức năng cũng đề xuất cần có quy hoạch làng nghề sản xuất than thiêu kết để tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống xử lý và dễ kiểm soát ô nhiễm. Bên cạnh đó cũng cần triển khai các mô hình giám sát cộng đồng để cộng đồng tham gia quản lý việc vận hành các hệ thống xử lý khói thải từ các lò than thiêu kết đang tồn tại trong khu dân cư. Kết luận hội thảo Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã yêu cầu chủ nhiệm đề tài hoàn thiện lại công nghệ theo hướng an toàn, tiện lợi, chi phí đầu tư, chi phí vận hành thấp và đảm bảo tuổi thọ của thiết bị, chất lượng và hiệu suất đầu ra sản phẩm phải bằng hoặc cao hơn các lò đốt truyền thống kiểu cũ.

Kim Tuyền

Trung tâm thông tin KH&CN

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”