Tăng cường hợp tác ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ địa phương

hmChiều ngày 31 tháng 01 năm 2013, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Trung tâm) đã tổ chức họp mặt xuân Quý Tỵ 2013. Đến tham dự có đại diện các phòng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; đại diện lãnh đạo các phòng Kinh tế-Hạ tầng các huyện, thành phố trong tỉnh; cán bộ phụ trách KH&CN các huyện, thành phố.

Thông qua chương trình họp mặt, Ban Giám đốc Trung tâm đã giới thiệu đến các đại biểu một số hoạt động nổi bật của cơ quan trong thời gian qua như:

- Cung cấp các sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp như: các loại phân hữu cơ (PHC) sản xuất từ mụn xơ dừa (PHC khoáng, PHC sinh học, PHC cao cấp), đất sạch dinh dưỡng, chế phẩm sinh học E.M, bột xử lý nước,…

 - Thực hiện dịch vụ về môi trường: xây dựng đề án, báo cáo đánh giá tác động môi trường, giám sát môi trường, các công trình xử lý chất thải.

 - Kiểm tra chất lượng, kiểm soát, giám sát an toàn bức xạ của các cơ sở X-Quang trong và ngoài tỉnh khi có yêu cầu.

 - Xây dựng đề cương, triển khai thực hiện các đề tài, dự án KHCN; ứng dụng công nghệ sinh học: Cấy mô, cây giống, con giống, cung cấp phôi một số loại nấm (linh chi, bào ngư), lưu giữ các nguồn gen quý hiếm…

- Tổ chức thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm; chuyển giao và nhân rộng các kết quả của các đề tài, dự án đã nghiệm thu…

Ngoài ra, trong chương trình họp mặt Trung tâm còn giới thiệu định hướng một số hoạt động trong thời gian tới nhằm chia sẻ thông tin, nguồn lực và nhu cầu với các huyện, thành phố:

- Chế phẩm Compost maker: ứng dụng xử lý nhiều loại cơ chất hữu cơ như than bùn, phân gia súc, gia cầm, phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, thân lá cây, vỏ cà phê, mụn dừa, bả bùn nhà máy đường...) làm phân bón hữu cơ sinh học hoặc làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật.

- Chế phẩm vi sinh vật chức năng: là loại men tổng hợp sản xuất từ các chủng vi sinh vật hữu ích có khả năng cố định nitơ, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật ức chế vi khuẩn-nấm gây bệnh vùng rễ.

- Công nghệ xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ.

- Chế phẩm từ nấm Trichoderma: có khả năng tiêu diệt nấm Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani.

- Thiết kế, lắp đặt các mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh, hầm biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi.

- Lắp đặt và vận hành các mô hình xử lý nước mặt thành nước sạch phục vụ ăn uống và sinh hoạt cho một số hộ dân của 25 xã nông thôn mới vào năm 2015 theo NQ 14 của HĐND tỉnh.

- Hoàn thiện các sản phẩm từ nấm linh chi: Rượu linh chi, trà linh chi...

- Hợp đồng giảng dạy nghề trồng nấm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

- Nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống nấm, phôi nấm các loại (nấm ăn và nấm dược liệu); quy trình phân lập nấm nguồn, nhân giống cấp 1, cấp 2 và nhân nhanh nấm xanh Metarhizium anisopliae; quy trình phân lập và sản xuất giống thạch dừa.

- Nhận cung cấp: Giống nấm các loại, phôi nấm các loại; Giống thạch dừa; Giống nấm nguồn, giống thương phẩm của nấm xanh Metarhizium anisopliae.

- Thực hiện dịch vụ an toàn bức xạ trong Y tế.

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ KHCN khác.

Song song đó, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã tổ chức hướng dẫn triển khai xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2013 của các huyện, thành phố. Với định hướng gắn việc xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2013 với quá trình tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Huyện ủy/Thành ủy; các Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh và các chương trình, kế hoạch công tác khác có liên quan, kế hoạch phải đạt các yêu cầu:

- Ưu tiên các nhiệm vụ từ nhu cầu thực tiễn bức xúc của huyện, thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Đề xuất các vấn đề lớn mà khả năng của huyện, thành phố không giải quyết được.

- Đối với các đề tài-dự án: cần chú trọng vào các kết quả, sản phẩm nghiên cứu ngay từ khâu đề xuất, triển khai thực hiện, kết thúc, nghiệm thu và ứng dụng vào thực tiễn.

- Tập trung cho việc triển khai, ứng dụng, nhân rộng các kết quả đề tài -dự án đã được UBND tỉnh công nhận và chỉ đạo áp dụng.

Minh Tú

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”