Bình Đại thắng lớn vụ lúa năm 2012

Năm 2012, mặc dù tình tình kinh tế thị trường xảy ra nhiều biến động, cây dừa, cây mía đứng trước nguy cơ mất giá, mất mùa thì cây lúa vẫn giữ nguyên “phong độ” của một “đàn anh” về tính chủ lực về nguồn kinh tế trên địa bàn huyện Bình Đại vì “trúng mùa và được giá”. Và niềm vui ấy đã đem đến một mùa xuân sớm, đầy ấp tiếng cười cho những hộ làm nông.

Năm 2012, toàn huyện Bình Đại đã gieo trồng hơn 5.520 ha lúa, đạt 97% kế hoạch cả năm, năng suất bình quân đạt 4,7 tấn/ha, tổng sản lượng thu hoạch gần 26.000 tấn. Trong đó, các xã ở tiểu vùng I và II như: Châu Hưng, Long Hòa, Thới Lai đạt năng suất lúa từ 6-7 tấn/ha.

Có được kết quả đó là nhờ năm nay phần lớn nông dân đã thay đổi được tập quán sản xuất theo phương pháp truyền thống, thay vào đó là những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và chọn những giống lúa cao sản có thời gian sinh trưởng ngắn (trung bình từ 90-100 ngày), năng suất cao, đầu ra ổn định, chi phí đầu tư thấp, nên đem lại hiệu quả cao thông qua các mô hình trình diễn như: giống OM- 9921, OM-6769, OM-6162, OM-8923, OM-8282, OM-8108,...  Đặc biệt, bà con nông dân ở xã Thới Lai, Long Hòa, Châu Hưng đã thành lập tổ liên kết sản xuất giống lúa mới để giúp nhau trong quá trình canh tác.

Điều đáng nói là năm nay nhờ có khâu chủ động của ngành chuyên môn trong việc hướng dẫn nông dân xuống giống đúng lịch thời vụ, tập trung đồng loạt né rầy nên tình hình sâu bệnh xảy ra trên các trà lúa không đáng kể và kiểm soát được, đồng thời chỉ đạo xây dựng các mô hình thực hiện chương trình “3 giảm, 3 tăng”. Vì vậy, chi phí đầu vào của lúa giảm rất nhiều.

Điển hình là hộ ông Nguyễn Công Bằng ở ấp Bình Phú xã Thạnh Trị, gia đình sản xuất được 3 công lúa, với giống mới OM-9921, vụ thu đông ông bán được giá nên phấn khởi cho biết: “Năm nay làm lúa trúng mùa, trúng giá. Vụ Thu-Đông rồi tôi bán được 2.000 kg lúa, bán với giá 6.000 đồng/1kg. Trừ chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cắt…, tôi lãi 6 triệu đồng, sau 3,5 tháng canh tác”

Và hộ chị Nguyễn Thị Phượng ở ấp Giồng Hổ, xã Thới Lai, thì ở vụ Đông- Xuân vừa qua gia đình chị canh tác chỉ với 3 công đất, với giống OM-8108”. Theo chị Phương thì: “Đây là giống lúa được Trung tâm Giống Nông nghiệp Bến Tre thực hiện mô hình trình diễn đạt chất lượng cao, là giống lúa có ưu điểm vượt trội về năng suất, chất lượng, phù hợp với cơ cấu mùa vụ, điều kiện canh tác của xã Thới Lai, đặc biệt có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày, chịu phèn chịu mặn và kháng các loại sâu bệnh như: vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh đạo ôn mạnh, năng suất lúa đạt từ 6,5 đến 7 tấn/ha, giá bán 6.000 đồng/1kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi công chị lãi 8 triệu đồng”.

Đặc biệt, trong năm các ngành chuyên môn huyện đã kết hợp với các Công ty Thuốc Bảo vệ thực vật tổ chức chuyển giao các tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho bà con nông dân. Kết quả, đã tổ chức được 8 cuộc hội thảo, tập huấn về nông dược, cách phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật canh tác lúa, với hơn 225 lượt nông dân dự.    

Một lần nữa có thể khẳng định rằng, hiện nay nhiều nông dân đã rất nhạy bén trước cái mới, từng bước áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt biết nắm bắt được thị trường và tranh thủ thời gian cũng như lựa chọn những giống lúa có năng suất chất lượng cao, để khi sản phẩm của mình làm ra bán được giá, thu nhiều lợi nhuận.

Lúa trúng mùa đã tạo nên bức tranh quê càng thêm mượt mà, đầy màu sắc hòa lẫn trong tiếng cười rộn rã của nông dân vui đón Tết Quý Tỵ-2013

Thanh Hương

Đài Truyền thanh Bình Đại

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”