Dừa xiêm xanh-mô hình làm giàu của nông dân Phạm Thành Dũng

Anh Phạm Thành Dũng ấp Phước Hậu, xã Phước Mỹ Trung là một trong những nông dân của Mỏ Cày Bắc tiên phong trong việc trồng dừa xiêm uống nước. Chỉ với 2 công đất trồng dừa xiêm xanh uống nước hàng năm đã đem lại cho gia đình thu nhập bình quân trên 70 triệu đồng.

 
dx                                          Dừa xiêm sai trái của anh Phạm Thành Dũng.

Từ năm 2000, khi hiệu quả kinh tế từ cây cam, bưởi da xanh không cao, anh Dũng mạnh dạn chuyển sang trồng dừa xiêm xanh. Từ những cây dừa giống hiện có, anh tiến hành ươm trồng trên diện tích 2 công đất. Qua ba năm chăm sóc, trên 60 gốc dừa xiêm xanh bắt đầu cho trái. Đến năm thứ tư trở đi, cây dừa cho trái ổn định và rất sai.

Anh Dũng cho biết, trồng dừa xiêm xanh ít tốn công chăm sóc, chủ yếu là bón phân và chăm sóc trái, rửa buồng để tránh đuông, chuột, kiến vương làm rụng trái non. Từ các lớp tập huấn chăm sóc vườn dừa, anh Dũng áp dụng vào diện tích của gia đình. Một thành công được anh Dũng duy trì là kỹ thuật cho dừa ra trái nghịch vụ theo ý muốn.

Theo anh Dũng để dừa ra trái nghịch vụ, tức là tập trung vào tháng 11, tháng chạp âm lịch để bán có giá cao, anh tiến hành bón phân cho dừa vào đầu mùa mưa để kích thích dừa ra lưỡi mèo. Bên cạnh đó, anh còn nuôi ong mật giúp dừa thụ phấn chéo và cho buồng sai trái. Với cách làm này, anh Dũng đã thành công trong vài năm gần đây. Trung bình một buồng dừa cho từ 25-30 trái. Những buồng sai trái có khi lên đến 45 trái. Mỗi tháng anh thu hoạch khoảng 1.200-1.500 trái. Giá dừa uống nước hiện nay khoảng 4.000 đồng/trái được thương lái đến tận vườn để thu mua.

Vào mùa mưa, khi giá dừa xuống thấp, anh Dũng để bán dừa giống với giá từ 8.000-12.000 đồng/trái. Theo ước tính, mỗi năm, một cây dừa cho thu hoạch khoảng 300 trái. Nếu so với trái dừa khô hiện nay, thì người nông dân có lợi hơn nhiều. Bên cạnh đó, trái dừa uống nước luôn có mức giá ổn định. Tuy có những lúc giá dừa giảm nhưng mức độ dao động không cao. Anh Dũng cho biết, một năm, mỗi cây dừa uống nước cho thu nhập khoảng 1 triệu đồng. Bên cạnh đó, công chăm sóc không nhiều bằng các loại cây ăn trái khác. Qua nhiều năm so sánh giữa cây dừa xiêm xanh và vườn cây ăn trái anh Dũng khẳng định trồng dừa xiêm xanh đạt hiệu quả kinh tế hơn.

Về phân thuốc cho dừa thì rất đơn giản. Định kỳ 2 tháng anh bón phân một lần, chủ yếu là NPK 20-20-15 kết hợp với kali khoảng 700g cho mỗi gốc. Đến khi trái lớn, anh bón định kỳ mỗi tháng một lần. Định kỳ anh phun thuốc chống bọ dừa, hạn chế sâu bệnh cho cây. Hàng ngày, anh tiến hành dọn thân, cắt hết mo nang để hạn chế sâu, đuông bọ làm tổ gây rụng trái.

Theo kinh nghiệm của anh Dũng, dừa thường rụng trái non vào mùa mưa. Khi đó, cây dừa dư nước sẽ dẫn đến nứt và rụng nhiều. Vào những tháng đó, anh tăng cường bón thêm kali cho cây để cân bằng độ đạm. Trên vườn dừa, anh Dũng xẻ rãnh để thoát nước. Đến mùa nắng, anh dùng lá dừa đậy đất, kết hợp tưới nước để dừa đủ sức nuôi trái.

Mô hình trồng dừa xiêm uống nước của anh Phạm Thành Dũng là mô hình điểm được Hội Nông dân xã Phước Mỹ Trung chọn nhân rộng. Đây cũng là mô hình được đánh giá đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Ông Trần văn Tuấn-Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Mỹ Trung nhận xét: “Đây mô hình điểm được chúng tôi chọn và khuyến khích bà con nông dân nhân rộng. Hội Nông dân xã tạo điều kiện giới thiệu kỹ thuật, hướng dẫn cách thức trồng chăm sóc cho nông dân. Trong thời gian tới, xã sẽ có hướng mở rộng diện tích trồng dừa uống nước trên các diện tích cây trồng kém hiệu quả.

Một tin vui đến với anh Phạm Thành Dũng trong lễ hội dừa sắp tới. Anh là một trong ba nông dân tiêu biểu của huyện Mỏ Cày Bắc được chọn tham dự lễ tôn vinh những người trồng dừa tỉnh Bến Tre năm 2012.

Với hướng đi mới, mạnh dạn chuyển đổi vườn cây kém hiệu quả sang trồng dừa uống nước, anh Dũng đã thành công. Anh Dũng đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện từ năm 2009 đến nay.

Thu Duyên

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”