Làm giàu nhờ áp dụng mô hình trồng xen

Lương Phú là một trong những xã trồng cây có múi chiếm diện tích khá cao của huyện Giồng Trôm, nhiều người dân giàu lên nhờ mô hình này, điển hình ông Nguyễn Văn Minh, ấp 3, xã Lương Phú. Ông là một trong những người áp dụng mô hình trồng xen có hiệu quả và đem về nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.

Hiệu quả từ mô hình này đem lại, mỗi năm gia đình ông thu nhập khoảng 150 triệu đồng. Ông Minh cho biết, trước đây, gia đình ông chủ yếu trồng dừa, nhãn nhưng hiệu quả kinh tế không cao, đồng thời nhãn trồng khi chín có nhiều dơi, không giữ nổi. Từ khi chuyển sang mô hình trồng cây có múi xen dừa hiệu quả cao hơn nhiều.

Ông Minh cho biết thêm, với diện tích 10 công đất, ông trồng 150 gốc bưởi da xanh xen với cam sành, chanh, dừa. Từ rất sớm, ông có mặt ngoài vườn bồi bùn cho cây. Quan sát dưới các gốc cây, chúng tôi thấy vôi bột được ông rải khắp mặt đất. Cách làm đó theo ông Minh dùng để hạ phèn, sát trùng đất. Sau mỗi vụ thu hoạch xong, ông tiến hành sát trùng đất bằng vôi, sau đó tưới nước, bón phân chuồng, bồi bùn,… để chuẩn bị cho mùa vụ mới đạt kết quả tốt hơn. Cách xử lý đất như vậy làm đất luôn được tơi xốp, hạn chế mầm bệnh, giúp cây luôn phát triển tốt

Cây có múi đối với nhiều người dân trong tỉnh trồng không có hiệu quả hoặc chỉ trồng một lần rồi không thể trồng lại do nhiều bệnh gây hại trong đó có bệnh vàng lá Greening,… nên nhiều nhà vườn đã đốn bỏ và chuyển hẳn sang mô hình khác. Nhưng đối với vùng đất Lương Phú này như được thiên nhiên ưu đãi, thổ nhưỡng được phù sa bồi đắp quanh năm, vì vậy cây thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây. Đó là một trong những lợi thế giúp nhiều nhà vườn trồng cây có múi ở Lương Phú đạt hiệu quả cao mà gia đình ông Minh là một điển hình. Đối với cây có múi, theo kinh nghiệm của mình, ông Minh cho biết, tùy theo đất thấp hay cao mà có cách xử lý cho phù hợp, cụ thể khi trồng canh theo mực nước để đắp mô thích hợp, khoảng cách trồng 5m x 5m, có mương thoát nước tốt.

Về kỹ thuật trồng và chăm sóc theo ông Minh, mỗi năm chỉ cần bón phân 4 lần gồm phân chuồng+NPK, liều lượng cho mỗi đợt là 20-30 kg phân/1 công đất. Để vườn cây có múi đạt hiệu quả cao, cách tốt nhất theo ông Minh là nuôi kiến vàng. Bởi vườn thả kiến vàng cây ít bị sâu bọ, vỏ trái lại bóng, đẹp. Với cách làm trên, ông Minh cho biết, mỗi năm thu hoạch khoảng 2 tấn bưởi, thương lái vào tận vườn mua, giá trung bình 20.000 đồng/kg. Do bưởi da xanh trồng xen nên mỗi năm chỉ thu hoạch khoảng 2 vụ chính, mỗi đợt kéo dài khoảng 2 tháng, vào vụ nghịch, ít trái. Riêng dịp Tết nguyên đán 2012 vừa qua, 150 gốc bưởi da xanh thu hoạch khoảng 1,5 tấn trái, giá cao nhất là 30.000 đồng/kg chủ yếu bán cho vựa trái cây Hoàng Quí. Cam sành mỗi năm cũng khoảng 2 tấn, giá 8.000 đồng/kg. Chanh, có giá 15.000 đồng/kg, mỗi năm thu hoạch từ 2-3 tấn trái. Riêng dừa, hiện nay giá thấp khoảng 40.000 đồng/chục, cũng cho gia đình thu nhập khoảng 4 triệu/tháng.

Từ đầu năm 2012 đến nay, gia đình ông bán khoảng 2 tấn chanh, 500 kg cam sành. Hiện, còn khoảng 1 tấn cam trái chưa thu hoạch. Riêng bưởi da xanh, còn 2-300 kg trái chín chưa thu hoạch, hiện nay bưởi đang vào vụ nghịch, ít trái. Với mô hình trồng xen đã giúp cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định từ nhiều năm nay.

Được biết, ngoài trồng cây ăn trái ông Minh còn nuôi khoảng 10 con dê để lấy phân bón cho cây trồng đồng thời tăng nguồn thu nhập. Nhiều nhà vườn áp dụng mô hình trồng theo tiêu chí VietGAP hay GlobalGAP,… riêng ông Minh vẫn giữ cách trồng truyền thống từ trước đến nay do gia đình chưa thể đáp ứng các tiêu chí, đó là việc chăn nuôi là không thể thiếu trong mỗi nông hộ.

T.A

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”