Chôm chôm đạt tiêu chuẩn VietGAP-hướng đi mới cho nông dân Châu Thành

Sản xuất mặt hàng trái cây xuất khẩu theo hướng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành hướng đi bền vững, giúp nông dân huyện Châu Thành nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng. Điển hình nhất là tổ hợp tác chôm chôm Tiên Phú, xã Tiên Long, được Công ty Khử trùng và giám định FCC-TP Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Qua đó, góp phần thay đổi tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu trước đây, mở ra một hướng đi mới cho nông dân Châu Thành.     

Nếu như trước đây, một số nông dân còn ngần ngại và không tin tưởng về khả năng thành công của mô hình này, thì đến nay, tổ hợp tác Tiên Phú có 23 hộ tự nguyện tham gia sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP với 34 ha. Nhờ áp dụng đúng và đầy đủ trình tự theo quy trình VietGAP, đến nay, trung bình 1 năm, mỗi công đất trồng chôm chôm, nông dân thu hoạch trên 2 tấn trái, với giá bán bình quân khoảng 18 ngàn đồng/ kg, thì các nông hộ thu lãi khoảng 20 triệu đồng/công.

Ông Phùng Văn Đỗi, ấp Tiên Phú 1, xã Tiên Long, huyện Châu Thành phấn khởi: “Khi tham gia vào tổ hợp tác tôi thấy lợi nhất là môi trường được đảm bảo, sức khỏe người tiêu dùng được tốt, và nâng cao thu nhập của tổ viên lên đáng kể. Bên cạnh đó, tạo cho nông dân có tập quán, thói quen bảo vệ môi trường. Ví dụ như trước đây, sau khi phun thuốc xong thì bao bì đem bỏ ở ngoài vườn, nhưng hiện nay đã có hố xử lý, đốt hoặc chôn  đảm bảo an toàn”.

Châu Thành hiện có ba vùng nguyên liệu là: Tiên Long, Tân Phú và Tiên Thủy với 1.500 ha được Mỹ cấp code xuất khẩu chôm chôm. Tuy đủ điều kiện để xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng hiện nay, nguồn cung không đủ cầu. Chôm chôm xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là chôm chôm rong riêng và chôm chôm nhãn, nhưng diện tích trồng 2 loại chôm chôm này tại huyện Châu Thành chưa nhiều, chỉ chiếm khoảng 20% so với tổng số 1.885ha diện tích trồng chôm chôm của huyện. Vì, các nông hộ chủ yếu tập trung trồng chôm chôm java, nhưng loại chôm chôm này hiện chưa được ưa chuộng tại thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, do bước đầu phải thay đổi tập quán sản xuất, nên các nông hộ còn lúng túng trong việc ghi chép các công đoạn trong quá trình sản xuất.

Châu Thành được xem là một trong hai huyện trọng điểm sản xuất cây ăn trái của tỉnh với gần 9 ngàn ha. Vì thế, việc áp dụng quy trình sản xuất trái cây đạt tiêu chuẩn VietGAP đang mở ra hướng đi mới để nông dân huyện Châu Thành nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Qua đó, nhằm từng bước khẳng định thương hiệu và chất lượng trái cây của huyện Châu Thành. Tuy nhiên, để trái chôm chôm VietGAP của huyện Châu Thành tìm được thị trường ổn định trên thương trường quốc tế, ngoài việc nỗ lực của các tổ hợp tác, rất cần có sự định hướng của ngành chức năng.

Ông Nguyễn Hữu Thọ-Chủ tịch UBND xã Tiên Long chia sẻ: “Để xuất khẩu sang các thị trường khó tính, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thì chúng ta phải tranh thủ làm nghịch vụ và rải vụ. Theo đó, xã sẽ phát triển các tổ hợp tác chôm chôm trên 7 ấp, và liên kết các tổ hợp tác này, để phân công sản xuất rải vụ, từng tổ hợp tác sản xuất nghịch vụ từng tháng để đảm bảo lượng hàng xuất sang thị trường Mỹ”.

Ông Phạm Văn Sang-Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: “Hướng tới, sẽ tiếp tục duy trì tổ hợp tác Tiên Phú-xã Tiên Long và nhân rộng mô hình này tại các vùng lân cận. Chúng tôi sẽ phối hợp với tổ chức Qseap tổ chức cho bà con nông dân về kỹ thuật trồng chôm chôm. Định hướng cho bà con chuyển đổi chôm chôm từ giống kém chất lượng sang giống chất lượng cao để các thị trường khó tính có thể chấp nhận. Đồng thời, mở rộng vùng sản xuất và tiến đến xây dựng GlobalGAP”.

Ngoài chôm chôm của tổ hợp tác sản xuất trái cây Tiên Phú, xã Tiên Long, huyện Châu Thành còn có bưởi da xanh của tổ hợp tác Phú Thành, xã Quới Sơn đạt đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay, trái cây của huyện Châu Thành không chỉ tiêu thụ tại địa phương và các vùng lân cận mà đã vươn xa trên thương trường quốc tế. Vì thế quy trình sản xuất trái cây theo hướng VietGAP được xem là một hướng đi đúng đắn để nông dân huyện Châu Thành tiến đến quy trình GlobalGAP trong tương lai không xa. Để thực hiện được điều này, thiết nghĩ, rất cần có sự giúp đỡ của các ngành, các cấp, mà trên hết là sự đồng thuận của các nông hộ để trái cây của huyện Châu Thành tìm được thị trường ổn định, lâu dài trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Trúc Lan

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”