Sự hình thành và phát triển nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng Cái Mơn

Ngày 24/09/2012, Hội đồng KH&CN do Ths Nguyễn Thị Lệ Thủy-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ-Chủ tịch hội đồng khoa học đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Sự hình thành và phát triển nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng Cái Mơn”. Đề tài do Ks Lê Phước Toàn, UBND huyện Chợ Lách làm chủ nhiệm.

 
image                                                                  Nhà làm từ cây sanh.

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu sự hình thành và phát triển nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng ở vùng đất Cái Mơn thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, nhằm khẳng định thương hiệu làng nghề cây giống hoa kiểng Cái Mơn, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đất Cái Mơn. Mô tả quá trình hình thành cũng như phát triển của nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng Cái Mơn qua từng thời kỳ, tổng kết kinh nghiệm sản xuất cây giống, hoa kiểng của người dân Cái Mơn; qua đó tôn vinh các nghệ nhân đã và đang bồi đắp cho thương hiệu cây giống, hoa kiểng đồng thời đúc kết kinh nghiệm, sáng kiến để phổ biến cho nông dân áp dụng, từng bước xây dựng làng nghề ngày càng phát triển hơn.

Theo báo cáo, nghề sản xuất cây giống đã có từ lâu đời, từ năm 1937 trở về trước người dân ở đây đã biết nhân giống bằng hạt. Từ năm 1937-1990, người dân mới biết áp dụng phương pháp chiết ghép (bo da). Tuy nhiên, ở cả hai giai đoạn trên nghề sản xuất cây giống cũng chưa thật sự phát triển, người dân chủ yếu nhân giống để trồng tại nhà hoặc cho, tặng người thân, chưa nghĩ đến việc phát triển kinh tế bằng nghề này. Nhưng từ 1990 đến nay, nghề sản xuất cây giống phát triển khá mạnh, thay vì trước đây người dân chỉ biết ghép bằng bo da thì đến nay đã cải tiến với nhiều hình thức khác nhau như: ghép cành, ghép mắt, ghép đọt… và ngày nay trở thành nghề phát triển kinh tế của nhiều người dân nơi đây.

Đối với hoa kiểng, có thể nói mai vàng là loại hoa xuất hiện đầu tiên (giữa thế kỷ 18), kế đến là hoa huệ, các loại kiểng cổ, bon sai,… ngày nay còn có kiểng hình, kiểng thú,… Mỗi loại cây giống, hoa kiểng, cách nhân giống,… đều có người đầu tiên khởi nguồn phải kể đến đó là ông Trương Vĩnh Ký và linh mục Gernot-người có công đem hạt giống trái ngon về vùng đất này. Người khởi nguồn cho kiểng thú từ cây sanh, cây si là ông Nguyễn Văn Công (Năm Công),… và còn nhiều những nghệ nhân, những người đầu tiên nhân giống bằng cách ghép, chiết giống cây.

Được biết, nghề sản xuất cây giống và hoa kiểng Cái Mơn hàng năm cung cấp cho thị trường từ 16-17 triệu cây giống các loại và hơn 10 triệu sản phẩm hoa kiểng phục vụ trong và ngoài nước. Toàn huyện Chợ Lách có khoảng 8.000 hộ sản xuất thì vùng Cái Mơn có đến 6.000 hộ với 19 làng nghề sản xuất các loại cây giống, hoa kiểng. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cũng xác lập kỷ lục về nơi cung cấp giống cây ăn quả do người dân tự lai tạo lớn nhất Việt Nam. Không riêng gì cây giống, hoa kiểng mà Chợ Lách còn được biết đến bởi nhiều loại trái cây đặc sản như: sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh,...

Với kết quả đạt được, hội đồng khoa học đã thống nhất nghiệm thu và xếp loại khá cho đề tài. Qua đó, hội đồng cũng cho rằng đề tài có ý nghĩa về mặt xã hội, khoa học, góp phần phát triển thương hiệu, làng nghề, giới thiệu văn hóa phi vật thể huyện Chợ Lách nói riêng và của tỉnh Bến Tre nói chung đến với mọi vùng miền trong cả nước.

Kim Tuyền

Trung tâm thông tin KH&CN

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”