Nông dân phấn khởi vì giá dừa khô tăng mạnh

Từ đầu tháng 3/2017 đến nay, giá dừa khô tại huyện Bình Đại đã tăng mạnh, nông dân trồng dừa rất phấn khởi, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng dừa.

Được biết, toàn huyện Bình Đại hiện có trên 7.163 ha trồng dừa, trong đó có hơn 6.212 ha đang cho trái ổn định, tập trung nhiều ở các xã tiểu vùng I, II và khu vực ngọt hóa xã Thạnh Trị. Sản lượng dừa khô cung cấp cho thị trường tăng đều theo từng năm. Riêng từ đầu năm 2017 đến nay, sản lượng dừa toàn huyện thu hoạch ước đạt trên 26 triệu trái, đạt gần 40% kế hoạch năm và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2016. Theo các nhà vườn trồng dừa của huyện: hiện tại thương lái vào tận các vườn dừa thu mua dừa khô với giá từ 80.000-115.000 đồng/chục (12 trái) tùy khu vực, tăng trên 30.000 đồng/1 chục so với năm 2016.

 Ông Lê Văn Chúc chăm sóc vườn.


Ông Lê Văn Chúc, ở ấp Bình Phú, xã Thạnh Trị, canh tác hơn 1,5 ha dừa, trong đó có 5 công đang cho trái ổn định, mỗi tháng ông thu hoạch bình quân từ 700 đến 950 trái, thương lái đến thu mua với giá từ 110.000 đồng/chục, ông thu về từ 3,5 triệu đến 4 triệu đồng. Còn với 1 ha còn lại mới được 2-3 năm tuổi vừa được ông chuyển đổi từ diện tích nuôi tôm biển. Hiện vườn dừa của gia đình phát triển tốt, hứa hẹn cho sản lượng trái cao.

Mặc dù giá dừa tăng cao nhưng sản lượng dừa khô cung cấp ra thị trường lại giảm khoảng 50% lượng trái. Nguyên nhân hiện nay dừa ở thời điểm nghịch mùa, nắng nóng, các vườn dừa đều bị treo đọt, cộng với ảnh hưởng bởi đợt hạn mặn từ đầu năm 2016 đến nay. Ông Lê Văn Chúc cho biết: “Trước tình hình trên, gia đình ông đang tập trung chăm sóc, bón phân giúp vườn dừa hồi phục tốt hơn, để tăng năng suất cho các năm sau,...”.

Nhìn chung thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện Bình Đại đã tích cực chuyển giao kỹ thuật thâm canh tăng năng suất dừa cho bà con trồng dừa ở các xã trồng dừa tập trung của huyện, từ đó, người dân đã và đang đầu tư chăm sóc và khôi phục lại vườn, đồng thời đẩy mạnh phát triển các diện tích dừa theo mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến dừa, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dừa, tạo thêm nguồn hàng hóa cung ứng cho thị trường, giúp nông dân tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống gia đình.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Chất Đất
• Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long
• Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh