Xây dựng mô hình nuôi tôm chân trắng thâm canh hạn chế dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) tại tỉnh Bến Tre

Ở Bến Tre, nghề nuôi tôm đã và đang phát triển mạnh tại các huyện ven biển góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh. Tuy nhiên dịch bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng đã phát triển mạnh và lan rộng ở các địa phương nuôi tôm trong tỉnh. Tôm chết nhiều giai đoạn 25-45 ngày tuổi chủ yếu do bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh đốm trắng. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, do đó gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

 Họp Hội đồng KH&CN chuyên ngành nghiệm thu đề tài.


Để giảm thiểu rủi ro, có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và đưa ra các phương pháp phòng và trị bệnh cũng như cảnh báo nguy cơ xảy ra dịch bệnh, trong đó Trung tâm Quang trắc môi trường và bệnh thủy sản Nam bộ-Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đã thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình nuôi tôm chân trắng thâm canh hạn chế dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) tại tỉnh Bến Tre”. Đề tài thực hiện nhằm phân tích các chỉ tiêu về bệnh và môi trường nhằm xác định các nguyên nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) và xây dựng ngưỡng giới hạn các chỉ tiêu môi trường nước để hạn chế bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi. Qua đó xây dựng mô hình và quy trình nuôi tôm chân trắng thâm canh bằng kỹ thuật “nước xanh” được tạo ra bởi cá rô phi, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm vi sinh và chất kháng khuẩn nhằm ức chế vi khuẩn V.parahaemolyticus và kiểm soát dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND).

Thông qua đề tài, nhóm thực hiện đã tiến hành nghiên cứu hai nội dung, cụ thể là các giải pháp kỹ thuật kiểm soát Vibrio tổng số và Vibrio parahaemolyticus trong môi trường nước; Các giải pháp kiểm soát sự hiện diện Vibrio tổng số và Vibrio parahaemolyticus và quản lý sức khỏe trong tôm nuôi.

Để thực hiện nhóm đã bố trí thí nghiệm ở hai vụ nuôi 01 vụ mùa mưa (xã Đại Hòa Lộc, huyện Bình Đại) và 01 vụ mùa khô (xã Định Trung, huyện Bình Đại). Mỗi vụ nuôi được thực hiện ba nghiệm thức và phân tích mẫu tại Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh Thủy sản Nam bộ-Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II.

Kết quả, mô hình nuôi ghép tôm chân trắng 80 con/m2 với cá rô phi (25 g/con), 25 con/m2 trong lồng (100m2/ao [2.000-3.000 m2] phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS/AHPND) đã thành công tại tỉnh Bến Tre. Theo nhóm thực hiện, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở cho việc tìm biện pháp khống chế bệnh hoại tử gan tụy cấp và giảm rủi ro cho nghề nuôi tôm thâm canh hiện nay ở Bến Tre nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Theo đánh giá của Hội đồng KH&CN chuyên ngành nghiệm thu, đề tài đáp ứng mục tiêu đề ra, có hiệu quả về mặt kinh tế, có khả năng ứng dụng thực tiễn sản xuất, hạn chế rủi ro bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Chất Đất
• Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long
• Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh