Nghiệm thu đề tài “Cải tiến quy trình nhân sinh khối một số loài tảo làm thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản”

Tảo là nguồn thức ăn không thể thiếu của nhiều đối tượng thủy sản. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nghề nuôi thủy sản nhu cầu sử dụng tảo ngày càng nhiều. Những nghiên cứu về tảo chủ yếu ở quy mô phòng thí nghiệm, các điều kiện môi trường tương đối ổn định cho nên khi đưa vào thực tế sản xuất gặp nhiều khó khăn do thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng,… ngoài ra đa số các loài tảo là giống nhập nội nên tính thích nghi không cao.

 Họp Hội đồng KH&CN chuyên ngành nghiệm thu đề tài.

 

 Tảo Nannochloropsis oculata nuôi trong hệ thống dạng ống kín.
 Ảnh chụp lại.


Mặc khác, việc nuôi sinh khối tảo trong các hệ thống kín hiện nay khá phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn chưa áp dụng nhiều, các đề tài nghiên cứu chỉ ở mức thí nghiệm. Do đó Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao Bến Tre đã thực hiện đề tài “Cải tiến quy trình nhân sinh khối một số loài tảo làm thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản”. Đề tài tập trung nghiên cứu 04 nội dung, đó là nhân giống tảo sơ cấp; Thử nghiệm nhân sinh khối ba loài tảo (Nannochloropsis oculata, Chaetoceros sp. và Isochrysis galbana.) trong các hệ thống khác nhau; Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ban đầu đến sinh trưởng và phát triển của ba loài tảo; Hoàn thiện quy trình nhân sinh khối ba loài tảo.

Đối với mỗi loài tảo nhóm thực hiện đã tiến hành thí nghiệm thông qua các hệ thống nhác nhau (xô nhựa 120L, hệ thống raceway, hệ thống kín phản ứng quang sinh dạng ống), mỗi nghiệm thức lặp lại 03 lần.

Kết quả cho thấy, nhân sinh khối tảo trong hệ thống kín phản ứng quang sinh dạng ống có ưu điểm là tảo được tiếp nhận ánh sáng đầy đủ hơn, được quản lý chặt, không bị côn trùng bay hoặc rơi vào, khả năng nhiễm tạp rất ít, vì vậy tốt hơn hai hệ thống còn lại. Nguyên nhân do hệ thống xô và hệ thống raceway là hệ thống hở do tiếp xúc trực tiếp với điều kiện môi trường bên ngoài nên khó kiểm soát khả năng nhiễm tạp, các vi sinh vật khác rơi vào hệ thống,…. làm hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.

Tóm lại, đề tài thành công góp phần giảm chi phí trong quá trình nuôi thủy sản, nâng cao hiệu quả kinh tế vừa không gây ô nhiễm môi trường. Đề tài có khả năng ứng dụng trong thực tiễn và nhân rộng quy trình đặc biệt liên kết với các doanh nghiệp chuyên về thức ăn thủy sản hoặc các đơn vị nuôi trồng thủy sản để nhân sinh khối tảo quy mô lớn.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Chất Đất
• Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long
• Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh