Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất bền vững ngành dừa tỉnh Bến Tre

Sáng ngày 20/5/2017 tại Hội trường khách sạn Hàm Luông, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Võ Thành Hạo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Lập, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bùi Văn Lâm đã tiến hành hội thảo về “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất bền vững ngành dừa Bến Tre”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở ngành, đoàn thể tỉnh, lãnh đạo các huyện, thành phố, doanh nghiệp và HTX, THT và hơn 80 nông dân trong tỉnh.

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thành Hạo cho rằng, hội thảo như là một “hội nghị Diên Hồng” nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao giá trị cây dừa, tạo quy trình khép kín từ trồng, chăm sóc, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, bởi hội thảo đã tập hợp được 4 nhà: nhà nước (quản lý), nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Trong thời gian qua, liên kết 4 nhà vẫn chưa thật sự gắn kết với nhau nhất là mối liên kết giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông vẫn còn lỏng lẻo. Chính vì vậy, cây dừa rất thăng trầm, không ổn định, do chưa xây dựng được chuỗi giá trị để đảm bảo tính bền vững.

Tại hội thảo đã có nhiều ý kiến của bà con nông dân, nhà quản lý và các doanh nghiệp trong ngành dừa đã thảo luận nhiều vấn đề về như: giống dừa; quản lý dịch hại trên cây dừa; chăm sóc vườn dừa trong điều kiện biến đổi khí hậu… Đặc biệt, hội thảo đã thảo luận sâu về giải pháp liên kết chuỗi giá trị trên cây dừa và mối liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp.

 Quang cảnh hội thảo.

Hội thảo đã tìm ra được bài toán nan giải. Đã đến lúc người trồng dừa cần phải thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, sản xuất mang tính hộ gia đình không còn phù hợp nữa. Chúng ta tổ chức lại phương thức sản xuất, đặc biệt trong xây dựng các mô hình THT, HTX dừa. Làm sao tăng nhanh số lượng và chất lượng THT, HTX để việc cung cấp dịch vụ, kỹ thuật được tốt hơn, đầu ra, đầu vào ổn định, nhằm khắc phục tình trạng giảm năng suất và giá cả bấp bênh. Cho nên phải tập trung liên kết sản xuất tránh tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nhiều rủi ro, bất lợi. Từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây dừa, phát triển cây dừa theo hướng hữu cơ, nâng cao năng suất và chất lượng.

Thông qua buổi hội thảo Bí thư Tỉnh ủy nêu lên thông điệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất bền vững ngành dừa thì cần có sự cam kết, gắn kết giữa doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học và nông dân phải thật sự chặt chẽ hơn nữa. Để làm được điều này vai trò của các ban ngành rất quan trọng trong việc tổ chức lại phương thức sản xuất, tổ chức chặt chẽ THT và HTX; đồng thời các doanh nghiệp phải nỗ lực tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, phong phú, đa dạng, mở rộng được thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng phải nghĩ tới yếu tố bền vững để ổn định nguồn nguyên liệu lâu dài. Người nông dân tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hữu cơ để tạo ra sản phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhà khoa học cần phải nghiên cứu cung cấp dịch vụ kỹ thuật tốt nhất cho người dân như tạo nguồn giống tốt, vật tư đầu vào và các kỹ thuật khác… Đây là giải pháp duy nhất gắn kết người nông dân và doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.

Kết thúc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Lập cho rằng dừa là ngành kinh tế quan trọng và có chiều hướng phát triển tốt, lâu dài tại Bến Tre. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tóm tắc các hạn chế như: diện tích manh mún, nhỏ lẻ, liên kết sản xuất chưa tốt. Việc tiêu thụ, giá trị gia tăng trong từng phân khúc của ngành chưa thật sự hợp lý. Giá nguyên liệu đôi lúc không ổn định, một số vườn dừa cho năng suất chưa cao, già cỗi. Trong xu thế biến đổi khí hậu như hiện nay, một số vườn dừa có biểu hiện ảnh hưởng năng suất, sản lượng dừa trái bị giảm đáng kể. Một số nhà máy khó khăn do thiếu nguyên liệu, sự liên kết còn lúng túng, lỏng lẻo. Do vậy, hội thảo cũng đã cơ bản đã tìm ra được nguyên nhân, đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống canh tác tổng hợp trong vườn dừa, nhân rộng các mô hình trồng xen nuôi xen, hợp lý, có hiệu quả trong vườn dừa. Đặc biệt là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tạo giống, trẻ hoá vườn dừa, phòng trừ dịch hại, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông dân và doanh nghiệp sao cho hiệu quả, ổn định và phát triển bền vững.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Chất Đất
• Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long
• Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh