Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN

Thường trực Tỉnh uỷ làm việc với Sở Khoa học và công nghệ Bến Tre

Thường trực Tỉnh uỷ làm việc với Sở Khoa học và công nghệ Bến Tre

Ngày 30/6/2016, ông Phan Văn Mãi- Uỷ viên BCHTW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Bến Tre, ông Trương Duy Hải-Phó Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ về kết quả hoạt động của ngành trong 6 tháng đầu năm 2016; vai trò của ngành trong tham gia thực hiện chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” của Tỉnh uỷ.

 Hạn chế hiện tượng cây ca cao chết hàng loạt sau những cơn mưa đầu mùa

Hạn chế hiện tượng cây ca cao chết hàng loạt sau những cơn mưa đầu mùa

Mùa khô năm 2016 kéo dài và nước mặn xâm nhập sâu ảnh hưởng rất nặng nề đến tất cả các cây trồng trong tỉnh nói chung và cây ca cao nói riêng. Đến thời điểm này, các vườn ca cao tại các huyện Ba Tri, Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam cây chết trên 50%, các huyện khác 10-15%, số còn lại bị cháy lá nặng và suy kiệt (chỉ trừ huyện Chợ lách).

 Tổng kết mô hình nuôi các sặc rằn thương phẩm

Tổng kết mô hình nuôi các sặc rằn thương phẩm

Buổi tổng kết mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm bằng nguồn vốn khuyến nông tỉnh diễn ra tại xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc có sự tham gia của nhiều nông dân cùng với đại diện chính quyền ở địa phương và các xã lân cận. Các đại biểu rất phấn khởi sau khi tham quan và nghe báo cáo hiệu quả của mô hình do anh Nguyễn Thanh Hòa là chủ hộ thực hiện. Sau 9 tháng thả nuôi, với cỡ cá giống ban đầu 300-400 con/kg, cho ăn bằng thức ăn viên kết hợp với thức ăn tự chế biến, cá đạt cỡ trung bình 100 g/con và tỷ lệ sống khoảng 62%. Với diện tích 800 m2 mặt nước, sản lượng ước đạt 992 kg cá thương phẩm và thu lãi từ 15 đến 17 triệu đồng với tỷ suất lợi nhuận là 32,5% . 

Điều tiết nước hợp lý trong canh tác lúa - Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Điều tiết nước hợp lý trong canh tác lúa - Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống đã và đang diễn ra ngày càng rõ rệt. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn có nguy cơ thiếu nước ngọt cho sản xuất lúa vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng. Vì thế điều tiết nước hợp lý trong canh tác lúa là giải pháp cần thiết ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.

Chăm sóc, phục hồi cây có múi sau hạn-mặn

Chăm sóc, phục hồi cây có múi sau hạn-mặn

Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi, đặc biệt là bưởi Da Xanh tại Bến Tre phát triển khá nhanh, kể cả trên những vùng có ảnh hưởng mặn hàng năm ở mức độ nhẹ. Trong mùa khô năm 2015-2016, sản xuất nông nghiệp bị tổn thất nặng nề do thiên tai hạn-mặn; các loại cây có múi cũng bị ảnh hưởng lớn về mặt sinh trưởng, phát triển; làm giảm năng suất lẫn chất lượng do nắng hạn gay gắt, mặn kéo dài, liên tục với độ mặn khá cao (xấp xỉ hoặc trên 4‰) phổ biến tại các vùng trồng cây có múi.

 Biện pháp hạn chế tác hại của phèn, mặn cho sản xuất lúa vụ hè thu

Biện pháp hạn chế tác hại của phèn, mặn cho sản xuất lúa vụ hè thu

Bến Tre là một trong những tỉnh chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu (BĐKH), trong đó yếu tố hạn, mặn đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Trong vụ Đông xuân 2015-2016 do hạn hán và xăm nhập mặn nên 100% diện tích gieo trồng lúa của tỉnh bị ảnh hưởng thiệt hại làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm cũng như thu nhập người dân. Với tác động của hạn, mặn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây, ngoài ra còn gây hại đến sản xuất vụ sau do dư lượng muối hòa tan còn tích lũy trong đất. Theo dự báo khí tượng thủy văn sản xuất vụ lúa hè thu năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là tình hình nắng nóng và khô hạn đầu vụ diễn ra gay gắt làm sản xuất lúa phải đối mặt với nhiều thử thách nhất là tác hại của phèn, mặn… Vì vậy để giảm tác hại của các yếu tố cản trở nêu trên cần áp dụng những biện pháp sau đây:

Nhìn lại một năm hoạt động của tổ hợp tác nuôi gà an toàn sinh học ấp Thanh Phước

Nhìn lại một năm hoạt động của tổ hợp tác nuôi gà an toàn sinh học ấp Thanh Phước

Được thành lập vào tháng 11 năm 2013 với tên gọi “Tổ liên kết sản xuất nông nghiệp ấp  Thanh  Phước” chăn  nuôi  gà  do  ông  Nguyễn  Văn  Lùng làm  tổ trưởng lúc đầu chỉ có 21 hộ tham gia với số lượng khoảng 5.000 con gà, ban đầu tổ hoạt động cầm chừng và hiệu quả chưa cao do thường xuyên xảy ra dịch bệnh, không được điều trị kịp thời, gà không đẹp nên bị thương lái ép giá không có lãi thậm chí có hộ ngừng việc chăn nuôi do thua lỗ nặng.

 Một số biện pháp thực hiện tốt vai trò của kinh tế tập thể trong xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Một số biện pháp thực hiện tốt vai trò của kinh tế tập thể trong xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Nó giúp xác định nhu cầu và yêu cầu của thị trường. Thông qua đó quản lý được sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu đầu tư hỗ trợ để nâng cấp chuỗi.

 Nông dân trồng bưởi ở xã Giao Long (Châu Thành) ứng phó với nước mặn xâm nhập

Nông dân trồng bưởi ở xã Giao Long (Châu Thành) ứng phó với nước mặn xâm nhập

Trong tình hình sản xuất đòi hỏi ngày càng tăng về quy mô và chất lượng, tháng 10/2012 xã Giao Long (Châu Thành) đã vận động thành lập Tổ hợp tác bưởi da xanh Long Thạnh với 23 thành viên và đưa vào hoạt động chính thức vào tháng 8/2013.

Chợ Lách nông dân thích nghi với mùa hạn mặn

Chợ Lách nông dân thích nghi với mùa hạn mặn

Hiện nay độ mặn đo được ở các con sông trên địa bàn huyện Chợ Lách đã giảm đáng kể, tại Vàm Mơn xã Phú Sơn độ mặn đo được dao động khoảng 0,1-0,5‰, tại phà Tân Phú không còn mặn. Tuy nhiên trước đó do ảnh hưởng nước mặn dâng cao làm cho diện tích 8 ngàn héc ta đất nông nghiệp trong toàn huyện bị nhiễm mặn. Trong đó bao gồm diện tích trồng cây ăn trái, cây giống, hoa kiểng, …nhưng thiệt hại nặng nề nhất là những hộ sản xuất cây giống vì các cây này có bộ rễ còn non rất mẫn cảm với nước mặn nên dễ chết, cháy lá.