Sử dụng nước giếng tại Bến Tre tưới cho cây trồng, nên hay không?

Năm 2016, hạn-mặn diễn ra khốc liệt ở trên địa bàn vùng ĐBSCL làm hàng chục nghìn ha lúa vụ Đông Xuân bị mất trắng, nhiều khu vực sản xuất cây ăn quả cũng bị thiệt hại nặng nề và có thể mất nhiều năm mới có thể khôi phục lại như ban đầu. Phòng chống và giảm thiểu thiệt hại, thậm chí là sống chung với hạn-mặn chắc chắn là những vấn đề quan trọng mà ngành nông nghiệp nói riêng và cả nước nói chung sẽ hết sức quan tâm trong thời gian tới; trong đó, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm có thể chủ động hơn trong việc ứng phó với hạn-mặn, giảm thiểu các rủi ro, thiệt hại  là hết sức cấp thiết.

Trong bối cảnh thiếu nước ngọt nghiêm trọng để sản xuất, nhiều người dân ở Bến Tre đã sử dụng nước giếng đào (nước tầng nông) để tưới cho cây trồng, thậm chí xem đây là nguồn nước dự phòng chủ yếu để ứng phó cho việc tưới cây khi hạn mặn xảy ra. Vấn đề đặt ra là việc sử dụng loại nước này có phù hợp cho cây trồng hay không và những yếu tố nào cần quan tâm khi buộc phải sử dụng?

 

 



Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu (QCVN 39-2011-BTNMT), giá trị giới hạn của các thông số chất lượng n¬ước dùng cho tưới tiêu đ¬ược quy định như sau:


Ngoài ra, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT), giá trị giới hạn của hàm lượng chất sắt trong nước dùng cho tưới tịêu là 1,5 mg/l.


Việc sử dụng nước giếng đào tại Bến Tre tưới cho cây trồng cần hết sức cân nhắc vì những lý do sau:
- Đây là nước ngầm mạch nông ở độ sâu từ 3 đến 10 mét, loại này thường bị nhiễm bẩn nhiều từ tầng mặt, trữ lượng ít và chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết.
- Nhìn chung, chất lượng và trữ lượng đều thiếu ổn định, rất khó đánh giá và kiểm soát một cách căn cơ. Vì vậy khi sử dụng tưới, cần hạn chế tối đa việc sử dụng cho các loại cây trồng cần đạt tiêu chuẩn vệ sinh cao như rau ăn lá các loại, cho dù chất lượng nước của giếng không gây tác động ngay tức thời và không gây biểu hiện xấu cụ thể bên ngoài về mặt sinh trưởng và phát triển đối với cây trồng.
Để đánh giá cụ thể về chất lượng nguồn nước giếng đào, năm 2016 Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã tiến hành phân tích mẫu nước giếng đào tại các huyện trong tỉnh. Với trên 250 mẫu đại diện, riêng trên lĩnh vực tưới tiêu cho cây trồng khá nhiều điều cần quan tâm:
- Tỉ lệ mẫu nước giếng có hàm lượng chất sắt vượt ngưỡng cho phép trên 50% và có hàm lượng chất Clo vượt ngưỡng cho phép rất cao, trên 80%. Trong đó có nhiều mẫu hàm lượng các độc chất trên cao gấp hơn 3 lần ngưỡng cho phép. Nếu tính chung cả hai chỉ tiêu hàm lượng sắt và Clo trong cùng một mẫu nước thì số giếng đào đạt tiêu chuẩn tưới trong năm 2016 trên tổng số mẫu là khoảng 8%, một tỉ lệ rất thấp. Cần lưu ý cả sắt và Clo là hai chất có khả năng gây ngộ độc trực tiếp cho cây trồng khi có hàm lượng cao trong nước và đất trồng.
- Một số cây trồng khi dùng nước giếng tưới thời gian dài có biểu hiện bị ảnh hưởng xấu về mặt sinh trưởng-phát triển thậm chí suy yếu, đặc biệt những cây có sức đề kháng kém như kiểng cổ, cây ăn trái đang thời kỳ mang hoa, trái… Ngay cả khi có mưa, cây phục hồi chậm và  có hiện tượng chết dần. 
- Qua theo dõi cụ thể tại một số giếng cho thấy chất lượng, màu sắc, mùi vị nước thường có sự thay đổi, thiếu ổn định.

Tóm lại, việc sử dụng nước giếng đào để tưới cho cây trồng, xét trên đa số, là không đảm bảo về mặt kỹ thuật, không an toàn, chứa đựng nhiều rủi ro. Ngay cả một số giếng đào tại các giồng cát ven biển có chất lượng nước tốt được dùng để tưới cho cây cũng cần chú ý việc thường xuyên theo dõi chất lượng nước, chú ý các biện pháp an toàn, quản lý vệ sinh môi trường để tránh bị ô nhiễm. Trong mùa nắng, để bảo vệ cây trồng nhằm hạn chế bị ảnh hưởng thiệt hại do hạn, mặn, người sản xuất nên chú trọng áp dụng các biện pháp đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo như: ngăn mặn xâm nhập vào nội đồng, trữ ngọt kết hợp tưới tiết kiệm, che đậy gốc, các biện pháp chăm sóc nâng cao sức đề kháng cho cây… đây chính là những biện pháp đã phát huy hiệu quả trong thực tế, cần được nhân rộng.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn