Hiệu quả của giải pháp mổ thoát vị rốn bê

Bến Tre có truyền thống chăn nuôi bò lâu đời, tập trung ở những vùng có diện tích làm nông tương đối lớn như: Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú. Họ tận dụng tối đa các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò. Mặc khác, nuôi bò còn là nguồn thu nhập đáng kể trong thời gian gần đây. Tuy nhiên với mật độ nuôi ngày càng dày, dịch bệnh ngày càng phức tạp, nhưng nếu biết chủ động phòng tránh thì có thể ngăn chăn được. Trong chăn nuôi ngoài những bệnh gây chết nói trên còn có những trường hợp không lây nhiểm, không gây chết khi mắc phải mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bê chậm lớn thiệt hại kinh tế khá cao đó là trường hợp thoát vị rốn bê sau khi sinh.

Trên gia súc, có thể hiểu rằng thoát vị là hiện tượng xảy ra do bẩm sinh, do vệ sinh kém gây viêm rốn, do đỡ đẻ không đúng kỹ thuật làm giản lỗ rốn sau khi sinh làm cho một đoạn ruột rơi vào lổ rốn, lúc mới xảy ra con vật vẫn ăn uống bình thường, sờ nắn thấy mềm có nhu động của ruột, khi nâng chổ thoát vị lên thì toàn bô phần ruột đều chạy vào trong xoang bụng, bê không có cảm giác đau. Hiện tượng này có thể xảy ra trong lúc mới sinh hay trong quá trình phát triển của bê. Thoát vị rốn ít có khả năng hồi phục (trường hợp bị viêm rốn thì tổ chức này cứng, khi sờ vào bê sẽ đau, đôi khi có lỗ dò và có dịch mủ chảy ra).

Thoát vị rốn tuy không gây bê chết đột ngột nhưng về lâu dài làm cho bê  giảm ăn, giảm bú sữa mẹ, một đoạn ruột rơi vào lỗ rốn làm cho nó cong hình chử V, nhu động ruột khó khăn về lâu dài gây biến chứng tắt ruột. Theo sự phát triển  của bê, rốn ngày càng to dần, lúc đầu bằng quả cam sau bằng quả bóng, bê đi lại khó khăn, thức ăn khó tiêu hóa, ruột không nhu động được gây táo bón, lâu ngày ruột viêm dính, tắt ruột có thể dẫn đến tử vong.

Để giải quyết trường hợp người ta thường phẩu thuật. Trước đây một ca mổ thoát vị  rốn phải cần 4-6 người (2-4 người cố định bê, 1 người phụ mổ và 1 người mổ chính), thời gian cho một ca mổ khoảng một giờ.

Cách mổ như sau: Lật ngữa bê lên, một người cố định một chân, người mổ chính cạo lông dọc theo đường mổ, dộ dài đường mổ tùy thuốc vào lổ thoát vị  to hay nhỏ. Người mổ sát trùng đường mổ, mổ hết phần da từ đầu lỗ rốn cho đến cuống rốn, tiếp tục qua lớp phần mỡ, cuối cùng là phúc mạc. Người mổ tìm lỗ rốn, khâu lại chắc chắn bên trong bằng chỉ tan và bên ngoài bằng chỉ thường. Sau một tuần sẽ cắt chỉ.Thú được nuôi tách riêng sau khi phẫu thuật. Chuồng trai phải sạch sẽ. Tiêm kháng sinh, kháng viêm từ 2 đến 4 ngày. Bê sau phẫu thuật không cho ăn quá no hoặc vân động quá sức sau khi phẫu thuật. Sau 7 ngày vết thương lành thì cắt chỉ. Thực hiện nhiều ca mổ với phương pháp mổ này vừa tốn nhiều thời gian và công sức lại dễ tái xuất hiện lại như trạng thái ban đầu (do không cắt bỏ phần phúc mạc bị ruột đẩy xuống) có thể do nguyên nhân  hai mép rốn sau khi khâu không kết dính lại với nhau (không cắt bỏ phúc mạc để tạo vết thương mới).

Từ những hạn chế của giải pháp trên chúng tôi có những cải tiến mới vừa giảm bớt nhân sự  vừa nâng cao được kết quả phẩu thuật với mong muốn sau phẩu thuật, bê sinh trưởng phát triển ổn định đối với bê đực và có khả năng sinh sản bình thường đối với bê cái nếu được chọn làm giống.

- Nội dung giải pháp:
Để giảm số người tham gia trong ca mổ cần phải tiến hành các bước như sau: Đào một rảnh sâu 30cm, dài 2m, đóng 2 cọc ở đầu rảnh cao 1m, 2 cọc ở cuối rảnh cao 1m. Dùng rơm khô lót dưới rảnh lật ngữa bê lên hai chân trước cột vào 2 cọc trước, 2 chân sau cột vào 2 cọc sau đã đóng sẵn. Bê đã được cố định an toàn.

Người mổ rạch một đường mổ da ở đáy bao thoát vị. Nhưng có điểm khác biệt là rọc tách bỏ phúc mạc từ đầu rốn đến cuống rốn sau đó dùng panh kẹp ngang phần phúc mạc được tách ra sát cuống rốn rồi cắt bỏ, toàn bộ phần ruột được đẩy vào trong xoang bụng. Khâu bằng chỉ tan bên trong thật chắc chắn để tránh hiện tượng nước xoang bụng chảy xuống làm vết thương không lành, bên ngoài khâu bằng chỉ thường bằng đường may gián đoạn đơn giản. Vết mổ sau một tuần lành và cắt chỉ.

Ưu điểm của phương pháp này là khi cắt bỏ phúc mạc bị ruột đẩy xuống tạo vết thương mới ở 2 mép cuống rốn, vì đây là lớp cơ nên khi khâu sẽ kết dính lại, áp lực của bụng không đẩy ruột xuống được. Khả năng thành công phương pháp này là rất cao. Đối với bê đực cũng có thể tiến hành tương tự như mổ bê cái nhưng khả năng nhiểm trùng cao hơn bởi vết thương thường tiếp xúc với nước tiểu.

 Hình vẽ minh họa phương pháp mổ thoát vị rốn bê.

Mổ thoát vị tuy không phức tạp nhưng người mổ cũng phải nắm được cơ thể sinh lý của từng loại thú mà mình muốn mổ. Chính vì vậy chỉ có những thú y viên mới là những người thực hiện phương pháp này và có thể áp dụng trên bê, dê, cừu, heo và chó. Với phương pháp này sẽ giảm được nhân lực trong ca mổ, an toàn cho người trực tiếp mổ, khả năng thành công cao. Dù là phương pháp nào nếu phẩu thuật thành công cũng mang lại lợi ích kinh tế hơn là không phẩu thuật, tuy nhiên với hai phương pháp trên thì phương pháp tách và cắt bỏ phúc mạc cũng vượt trội hơn phương pháp không cắt cả về nhân sự tham gia ca mổ, tính an toàn cho người mổ và tỷ lệ thành công cao.
SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP
* Phương pháp cũ:
+ Cần nhiều nhân lực (4-6 người) khi thực hiện ca mổ và có tính rủi ro cao.
+ Khả năng thành công thấp chỉ đạt 50%.
* Phương pháp mới:
+ Cần 2 người thực hiện ca mổ.
+ Tính an toàn cao do cầm cột bê chắc chắn.
+ Khả năng thành công 90%.
- Hiệu quả kinh tế:
Bò không phẫu thuật thoát vị hoặc phẫu thuật không thành công giá bán  thấp hơn bò phẫu thuật thành công từ 2.000.000đ-2.500.000đ/con.
Như vậy, phương pháp phẫu thuật mới khi thành công sẽ mang lại lợi ích kinh tế hơn là không phẫu thuật, đặc biệt là về nhân sự tham gia ca mổ, tính an toàn cho người mổ và tỷ lệ thành công cao.
Từ phương pháp trên, nếu được ứng dụng rộng rãi sẽ mang lại lợi ích thiết thực trong chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi trong tỉnh.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Chất Đất
• Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long
• Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh