Mô hình trồng cam sành hiệu quả của nông dân Lê Văn Việt

Chí thú làm ăn, chịu khó học hỏi, kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, anh Lê Văn Việt ấp Hòa Thới, xã Hòa Lộc đã có thu nhập hàng năm trên 800 triệu đồng từ cam sành và cam soàn.

image
Hội Nông dân huyện tham quan vườn cam anh Việt

Khởi nghiệp từ 2 công đất trồng mía. Thấy hiệu quả kinh tế không cao, năm 2000, anh Việt quyết định lên mô trồng cam sành. Khi cây cho thu hoạch được một vụ thì bị nước ngập, cam chết toàn bộ, không bỏ cuộc, vợ chồng anh làm lại từ đầu.

Rút kinh nghiệm lần trồng trước, anh Việt đắp bờ bao quanh vườn để chủ động nước tưới cho cam. Trong mương anh làm hệ thống tiêu thoát nước và đóng cống vào mùa nước nổi. Nhờ vậy, anh đã thành công liên tiếp trong nhiều năm liền. Tích lũy vốn, anh Việt đã mua thêm 17 công đất trồng cam sành và cam xoàn. Hiện nay,  6 công cam sành đang cho thu hoạch trái được trên 3 năm. Hai công cam xoàn đã 8 năm tuổi cũng cho trái ổn định. Vườn cam nhỏ cũng đang phát triển tốt.

Với kinh nghiệm qua 14 năm trồng cam sành, anh Việt khẳng định: trồng cam không khó, quan trọng là phải chủ động được bờ bao và bón phân hợp lý. Lúc chuẩn bị trồng cam phải chuẩn bị bờ bao vì cây cam rất nhạy cảm, nước ngập sẽ làm thúi rễ.

Anh Việt không sử dụng nhiều phân hóa học, chủ yếu là chăm sóc lúc cây còn nhỏ. Anh Việt không đắp mô cao, trồng trung bình 250 cây trên 1 công đất. Phân hóa học anh sử dụng chủ yếu là kali và urê. Anh không sử dụng phân NPK các loại mà mua phân lẽ rồi pha theo tỷ lệ của mình tính toán. Anh Việt ngâm phân tan trong nước rồi pha loãng tưới cho cây. Lúc cây còn nhỏ thì cứ 1,5-2 tháng thì tưới một lần. Khi cây lớn thì một năm tưới 4 lần. Vào mùa mưa anh Việt hạn chế tưới phân. Mỗi năm, anh bồi một lớp bùn mỏng trên mặt liếp để cây xanh tốt và sai trái.

Anh để cây cho trái quanh năm. Nhưng anh xử lý trái ra vụ nghịch nhiều hơn. Đến tháng 6 âm lịch anh tiến hành tưới phân với liều lượng 2 phần ka li, 1 phần đạm ngâm tưới đều lên gốc. Khi cây nuôi trái thì mỗi công tưới 3kg kali, 4,5kg ure, cách khoảng 2 tháng thì tưới 1 lần. Anh Việt hạn chế sử dụng thuốc hóa học. Trong vườn anh nuôi kiến vàng để phòng trừ bọ xít, sâu đục trái. Dưới đất anh trồng cỏ để giữ ẩm cho gốc cam.

Ngoài cam sành, anh Việt còn trồng 2 công cam xoàn. Theo anh Việt, cam xoàn dễ trồng hơn, ít công chăm sóc hơn nhưng lại ăn bền. Cây cho trái quanh năm, ít bị sâu bệnh tấn công và giá ổn định.

Hiện, anh Việt có 6 công cam sành đang cho trái. Mỗi năm, trừ đi chi phí, anh có lợi nhuận trên 500 triệu đồng. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2014 đến nay, anh Việt thu hoạch trên 18 tấn, thu về gần 800 triệu đồng.

Anh Việt cho biết: cam sành là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Nếu so sánh với cây dừa và các loại cây trồng khác thì hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần. Điều quan trọng là nông dân phải cần cù chăm sóc, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào vườn cam.
Từ trồng cam giúp anh Việt xây căn nhà khang trang, nuôi con ăn học thành đạt và làm từ thiện. Anh Việt cho biết trong năm nay, anh mua thêm đất và tiếp tục trồng cam sành.

Thu Duyên
Đài Truyền thanh Mỏ Cày Bắc

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc